Tác động của cuộc xung đột tại Ukraine đối với giá năng lượng đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) chuẩn bị một "bộ giảm xóc” nhằm chống lại những cú sốc về nguồn cung. Các quốc gia thành viên EU cho rằng, cần ngay lập tức tích trữ khí đốt để chuẩn bị cho mùa đông tới. Dự kiến, các nhà lãnh đạo của các quốc gia thành viên EU sẽ thảo luận vấn đề này tại hội nghị cấp cao vào tuần tới.


Ảnh minh họa. (Ảnh: Reuters)

Theo dự thảo tuyên bố dự kiến được đưa ra sau hội nghị cấp cao EU sắp tới, việc tích trữ khí đốt trên toàn EU nên bắt đầu được thực hiện ngay. Các quốc gia thành viên EU và Ủy ban châu Âu (EC) cần nhanh chóng phối hợp để bảo đảm đủ lượng khí đốt dự trữ trước mùa đông. 

Dự kiến, EC sẽ yêu cầu các nước thành viên EU bảo đảm lượng khí đốt dự trữ ở mức ít nhất 90% trước ngày 1/10 hằng năm. Hiện EU đã tích trữ được 26% lượng khí đốt dự trữ cần thiết. Các nhà lãnh đạo EU cũng
sẽ thảo luận những biện pháp nhằm giảm bớt tác động của việc giá năng lượng tăng cao đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp châu Âu. 

Tại châu Á, khoảng 60% số tập đoàn lớn được khảo sát tại Hàn Quốc đều cảm nhận được những tác động tiêu cực từ tình hình căng thẳng Nga-Ukraine khi giá nguyên vật liệu quốc tế tăng cao. Ðây là kết luận từ cuộc khảo sát do Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc tiến hành từ ngày 2 đến 11/3 vừa qua.

Cuộc khảo sát được tiến hành đối với 153 doanh nghiệp trong số 1.000 doanh nghiệp đứng đầu theo doanh số bán hàng. Theo đó, 60,8% số doanh nghiệp tham gia khảo sát ghi nhận tác động tiêu cực của căng thẳng giữa Nga-Ukraine. Ðặc biệt, gần 90% số doanh nghiệp có quan hệ thương mại và đầu tư với Nga và Ukraine cho rằng cuộc khủng hoảng đang có tác động tiêu cực đến hoạt động quản lý của các doanh nghiệp này.

Khoảng 51% trong số các tập đoàn tham gia khảo sát ở Hàn Quốc đang chịu ảnh hưởng tiêu cực từ gánh nặng chi phí gia tăng bắt nguồn từ việc giá dầu và các nguyên liệu thô khác tăng cao. Trong khi đó, 18% số doanh nghiệp được khảo sát đề cập tới khó khăn tài chính và tỷ giá hối đoái biến động lớn hơn, và 15,1% số doanh nghiệp phàn nàn về tình trạng tắc nghẽn nguồn cung và gián đoạn sản xuất.

Khoảng 12% số doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng, xung đột Nga-Ukraine dẫn đến việc hạn chế xuất khẩu tới cả hai quốc gia này và các quốc gia láng giềng. Ngoài ra, khoảng 94% số công ty này dự đoán giá nguyên liệu và phụ tùng sẽ tăng, đẩy giá thành sản phẩm tăng cao hơn. Trong số các tập đoàn dự kiến tăng chi phí, khoảng 54% cho biết sẽ tăng giá sản phẩm ở mức trung bình là 6,1%.


Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục