Theo báo cáo mới của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), khối lượng nhập khẩu dầu Nga của Mỹ đã tăng 43% từ ngày 19 đến 25/3 so với tuần trước đó. Dữ liệu cho thấy Mỹ đã nhập khẩu tới 100.000 thùng dầu thô của Nga mỗi ngày.


Nhà máy lọc dầu ở vùng Omsk thuộc Nga. Ảnh: Reuters

Theo đài RT, nhập khẩu dầu Nga đã bị đình chỉ trong tuần từ ngày 19/2 đến ngày 25/2. Tuy nhiên, vào đầu tháng 3, nguồn cung dầu hàng tuần của Nga đã đạt giá trị tối đa vào năm 2022, lên tới 148.000 thùng/ngày.

Mỹ gia tăng nhập dầu Nga bất chấp việc Tổng thống Joe Biden đã ký lệnh hành pháp vào ngày 8/3, cấm nhập khẩu năng lượng từ Nga và đầu tư mới vào lĩnh vực năng lượng của Nga. Bộ Tài chính Mỹ đã đưa ra thời hạn hoàn thành các giao dịch nhập khẩu dầu, các sản phẩm dầu, khí hóa lỏng và than từ Nga vào nước này đến ngày 22/4.

Năm 2021, nguồn cung dầu Nga sang Mỹ tăng hơn gấp đôi so với năm 2020, đạt 72,608 triệu thùng. Con số này chiếm 3,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ. Nga cũng đã cung cấp 20% trong số tổng nguồn cung các sản phẩm dầu mỏ cho Mỹ.

Mỹ cho rằng lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga sẽ tước đi hàng tỷ USD doanh thu của Nga tại thị trường Mỹ mỗi năm. Năm ngoái, Mỹ nhập khẩu gần 700.000 thùng dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế từ Nga mỗi ngày. Con số này chiếm khoảng 3% xuất khẩu của Nga.

Theo Nhà Trắng, Mỹ là nước có khả năng tự chủ về các nguồn năng lượng nên không phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung cấp dầu mỏ từ Nga như các đồng minh khác.

ADVERTISING
Trước đó, giới phân tích cho rằng quyết định cấm dầu Nga của Mỹ sẽ làm gia tăng tác động của chiến dịch quân sự tại Ukraine đối với kinh tế toàn cầu sau khi thế giới đã phải trải qua việc thiếu hụt nguồn cung và giá cả leo thang do tác động của đại dịch COVID-19. Giá xăng tại Mỹ đã tăng lên mức cao kỷ lục, đẩy lạm phát lên mức cao nhất trong vòng 40 năm qua.

Nga là nước xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới. Mặc dù Mỹ không phải là nhà mua dầu hàng đầu của Nga, song các đồng minh của nước này dường như phải chịu sức ép đưa nền kinh tế thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga.

Trước đó, các nước phương Tây cũng đã áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt đối với Nga. Tập đoàn Shell của Anh thông báo rút khỏi các dự án ở Nga và sẽ không mua dầu mỏ và khí đốt của nước này.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục