Tỷ phú Elon Musk đang phải đối mặt với chỉ trích, phản đối từ nhiều phía trước kế hoạch muốn mua lại mạng xã hội Twitter với giá 43 tỉ USD, trả bằng tiền.


Tỷ phú Elon Musk tham dự một sự kiện ở Berlin, Đức.

Tỉ phú người Mỹ trong tuần qua đã chính thức đưa ra đề nghị mua đứt Twitter sau một loạt những diễn biến tiến lui - từ chỗ sở hữu hơn 9% cổ phiếu và trở thành cổ đông lớn của Twitter, đến việc tham gia ban điều hành rồi lại quyết định ngừng tham gia.

Giờ đây, Elon Musk đề nghị mua lại 100% số cổ phiếu của Twitter, với giá 54,2 USD/cổ phiếu, để sở hữu hoàn toàn nền tảng mạng xã hội nổi tiếng này. Thế nhưng phản ứng đến từ ban lãnh đạo và nhân viên Twitter cũng như nguồn tiền của tỷ phú nàycó thể sẽ khiến thương vụ này gặp khó khăn. Dưới đây là những rào cản chính đối với kế hoạch thâu tóm Twitter của tỉ phú người Mỹ.

1. Nguồn tiền hạn hẹp:Là tỉ phú giàu nhất thế giới, nhưng Elon Musk có thể không có đủ lượng tiền tức thời để mua đứt Twitter. Tài sản của ông theo ước tính của Bloomberg vào khoảng 251 tỉ USD, nhưng phần lớn tập trung vào lượng cổ phiếu mà ông sở hữu ở tập đoàn Tesla và SpaceX - hai hãng mà Elon Musk làm Giám đốc điều hành.

Theo phân tích của Bloomberg, tiền thuộc diện có ngay của Musk vào khoảng 3 tỉ USD, khiến ông còn thiếu khoảng 40 tỉ USD nữa để hoàn tất thương vụ và biến Twitter thành tài sản của riêng mình.

Nhưng Elon Musk vẫn có những lựa chọn khác để huy động nguồn tiền. Dan Ives, chuyên gia phân tích tại công ty chứng khoán Wedbush, nhận định Musk có thể tái cấu trúc một phần nguồn tiền dưới dạng nợ tài chính và sau đó sử dụng cổ phiếu Tesla sở hữu làm tài sản đối ứng để vay số tiền còn lại từ các ngân hàng. Ngoài ra, ông cũng có thể bán cổ phiếu Tesla để thu tiền. Nhưng việc bán ra lượng cổ phiếu quá lớn trong thời gian ngắn có thể sẽ khiến giá cổ phiếu của công ty bị chao đảo.

2. Twitter sử dụng "viên thuốc độc”:Twitter đã sử dụng tới kế hoạch có tên gọi "viên thuốc độc” để chặn ý định của Musk muốn mua đứt công ty. "Viên thuốc độc” - một tên gọi khác của kế hoạch quyền cổ đông- là biện pháp ngăn một cổ đông tăng cổ phần lên quá mức giới hạn nhất định, bằng cách cho phép các cổ đông khác mua thêm cổ phiếu với giá thấp hơn.

Nó sẽ tạo điều kiện cho hội đồng quản trị, cổ đông lớn ngoài Musk sẵn sàng "đổ ngập" thị trường bằng các cổ phiếu mới được tạo ra, khiến việc mua lại công ty trở nên đắt đỏ đến mức vượt khả năng của người muốn mua.

Kế hoạch "viên thuốc độc” chỉ phát huy hiệu lực nếu Elon Musk sở hữu hơn 15% cổ phiếu của Twitter. Giới chuyên gia cho rằng kế hoạch này nhằm buộc Musk phải thuyết phục được ban điều hành Twitter để từ bỏ điều khoản này, hoặc là đàm phán với họ để tìm cách xử lý mới.

3. Ban điều hành Twitter phát tín hiệu "không chào đón” Elon Musk:Twitter tỏ ra không hào hứng trong chấp nhận lời mời chào của Musk. Kế hoạch "viên thuốc độc” là một tín hiệu chủ chốt cho thấy sự lưỡng lự của ban điều hành Twitter trước đề nghị của Elon Musk, dù trong tuyên bố của mình Twitter khẳng định sẽ "xem xét cẩn trọng” đề nghị này cùng với đó là trách nhiệm của ban lãnh đạo với cổ đông.

Mức giá mà Elon Musk đưa ra là 54,20 USD/cổ phiếu, cao hơn khoảng 18% so với chốt phiên giao dịch ngày 13/4, thời điểm tỷ phú người Mỹ đưa ra đề nghị mua đứt. Nhưng mức giá này vẫn thấp hơn giá mà cổ phiếu Twitter từng đạt được hồi đầu năm 2021, khiến nhiều chuyên gia cho rằng giá đề nghị có thế quá thấp.

4. Nhân viên lo sợ:Thông qua mạng xã hội cũng như tại các cuộc gặp trực tiếp với Giám đốc điều hành Twitter Parag Agrawa, nhiều nhân viên làm việc tại trụ sở chính của Twitter tại San Francisco đã bày tỏ quan ngại trước viễn cảnh tỉ phú người Mỹ nắm quyền sở hữu tư nhân với nền tảng mạng xã hội này. Một số người đặt dấu hỏi về khả năng ông Musk sẽ làm thay đổi văn hóa độc lập của Twitter cũng như các chính sách trung tính của công ty.

Ban điều hành Twitter sẽ phải xem xét kỹ hệ quả của căng thẳng có thể nổ ra giữa lực lượng lao động tỏ ra bất mãn với ông chủ sở hữu mới.

5. Elon Musk nắm quyền điều hành quá nhiều tập đoàn:Tỉ phú người Mỹ là người quá bận rộn và nhiều chuyên gia lo ngại đảm nhận vị trílãnh đạo ở một cương vị mới có thể khiến Elon Musk quá tải. Hiện tại, tỉ phú người Mỹ là Giám đốc điều hành hãng xe điện Tesla và công ty du lịch vũ trụ SpaceX, chủ sở hữu công ty công nghệ thần kinh Neuralink và công ty đường hầm The Boring.

 


Theo Baotintuc

Các tin khác


Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục