Trải qua gần 50 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973, Việt Nam và Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu hợp tác nổi bật trên các lĩnh vực. Trong thời gian tới, hai bên đang đẩy mạnh hợp tác nhằm đưa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản phát triển lên tầm cao mới, sâu sắc, thực chất và hiệu quả hơn.


Việt Nam và Nhật Bản duy trì trao đổi đoàn các cấp. (Ảnh Bộ Ngoại Giao)

Đều là đối tác quan trọng của nhau và chia sẻ nhiều lợi ích chiến lược, quan hệ Việt Nam-Nhật Bản phát triển tốt đẹp, nhất là sau khi hai bên nâng cấp lên quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á năm 2014. Những chuyến thăm và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao, các cấp hai nước được duy trì thường xuyên, góp phần tăng cường quan hệ chính trị và tạo đà hợp tác trên các lĩnh vực. Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư năng động, góp phần tăng cường gắn kết giữa hai nền kinh tế.

Là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, Nhật Bản hiện là nước tài trợ viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất, nhà đầu tư lớn thứ ba, đối tác thương mại lớn thứ tư của nước ta. Trong ba tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại song phương đạt 11,2 tỷ USD, tăng 11% so cùng kỳ năm 2021. Lũy kế đến ngày 20/3/2022, Nhật Bản có 4.828 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 64,41 tỷ USD. Bên cạnh đó, hợp tác trong các lĩnh vực như quốc phòng-an ninh, y tế, nông nghiệp, khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo... cũng đạt được nhiều tiến triển tích cực.

Nhằm tạo động lực đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới, trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Phạm Minh Chính tháng 11/2021, hai bên thông qua Tuyên bố chung "Hướng tới việc mở ra một giai đoạn mới của quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”. Trong Tuyên bố chung, hai bên thống nhất các phương hướng lớn nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ chính trị, hợp tác quốc phòng-an ninh, thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng…

Theo đó, Việt Nam và Nhật Bản sẽ nỗ lực đưa hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư bước vào giai đoạn phát triển mới hiệu quả và thực chất hơn. Hai bên sẽ đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực mà hai nước cùng quan tâm và Nhật Bản có thế mạnh như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, nông nghiệp sạch, công nghệ cao... Hai bên cũng khẳng định tiếp tục thúc đẩy các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA của Nhật Bản trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch.

Như Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, Nhật Bản là bạn, là đối tác tin cậy, quan trọng hàng đầu của Việt Nam và có ảnh hưởng ngày càng lớn trong các vấn đề khu vực và quốc tế. Phía Nhật Bản cũng nhiều lần nhấn mạnh vị thế của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của nước này tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Trên cơ sở đó, hai bên cam kết tăng cường phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như Liên hợp quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC)... nhằm đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực và trên thế giới. Đều là thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Việt Nam và Nhật Bản phối hợp chặt chẽ nhằm triển khai và tận dụng hiệu quả những cơ hội mà các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mang lại.

Năm 2023 sẽ đánh dấu tròn 50 năm kể từ khi Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao; đồng thời cũng là thời điểm quan hệ hai nước chuẩn bị bước sang một trang mới. Nhằm kỷ niệm dấu mốc quan trọng này, hai bên đều khẳng định tiếp tục củng cố niềm tin, thắt chặt tình hữu nghị và nâng cao hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. Việt Nam và Nhật Bản sẽ nỗ lực khai thác hiệu quả những tiềm năng hợp tác, xứng tầm quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng, đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới.

                                                            
 Theo Báo Nhân Dân


Các tin khác


Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục