Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, với quyết định ngăn cản nỗ lực gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan, đang giúp nâng cao tầm quan trọng chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ.


Tổng thống Thổ Nhĩ KỳErdogan và người đồng cấp Nga Putin trong một cuộc gặp ở Moskva năm 2020.

Phần Lan và Thụy Điển đã bày tỏ mong muốn gia nhập NATO, nhưng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã công khai tuyên bố không ủng hộ động thái này. Vậy nguyên nhân sâu xa ở đây là gì?

Trang tin Inews.co.uk (Anh) ngày 22/5 dẫn lời một cựu quan chức hàng đầu của NATO cho rằng mục đích của Thổ Nhĩ Kỳ là nhằm gia tăng tầm quan trọng chiến lược của nước này.

Tiến sĩ Jamie Shea, cựu Phó Tổng thư ký NATO, nhận định Thổ Nhĩ Kỳ có "truyền thống" sử dụng cách tiếp cận này.Năm 2009, ông Erdogan phản đối bổ nhiệm Anders Fogh Rasmussen, cựu Thủ tướng Đan Mạch, làm Tổng thư ký của NATO, vì những lý do tương tự như những lý do mà Ankara đang viện dẫn trong trường hợp của Thụy Điển và Phần Lan.

"Tổng thống Erdogan nghĩ rằng bằng cách gây ra thách thức vào thời điểm quan trọng, Thổ Nhĩ Kỳ đang sử dụng NATO như một đòn bẩy để giải quyết các vấn đề song phương", Tiến sĩ Shea nói.

Một tình huống tương tự cũng xảy ra vào năm 2019 khi NATO muốn áp dụng các kế hoạch dự phòng quốc phòng mới cho ba quốc gia Baltic - Estonia, Latvia và Litva.

Karabekir Akkoyunlu, giảng viên về chính trị Trung Đông tại Đại học Soas ở London nhận xét: "Dường như ông Erdogan cho rằng xung đột ở Ukraine đã nâng cao tầm quan trọng chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ đối với cả Nga, Ukraine và phương Tây. Mặc dù không ai thích hành động cân bằng của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng cũng không ai muốn xa lánh Ankara”.

Ngoài ra, quan điểm của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đối với Thụy Điển và Phần Lan cũng có thể do tình hình chính trịở trong nước.

Năm 2019, đảng Công lý và Phát triển (APK) do ông Erdogan lãnh đạo đã bị đánh bại tại 5 trong số 6 thành phố lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm cả Istanbul và Ankara, trong các cuộc bầu cử địa phương. Thổ Nhĩ Kỳ đang phải trải qua một cuộc khủng hoảng do kinh tế suy yếu, đồng lira giảm giá mạnh trong vài tháng qua và lạm phát gia tăng. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tổ chức bầu cử tổng thống vào năm tới và cuộc "phô trương quyền lực" trên trường quốc tế có thể đưa cử tri quay trở lại ủng hộ ông Erdogan và đảng APK.

Theo ông Akkoyunlu, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ do đó sẽ nhấn mạnh vào một số loại bảo đảm hoặc hành động hợp tác từ các quốc gia này, mà ông Erdogan có thể thể hiện như một chiến thắng ở trong nước.

Tuy nhiên, trong khi những lo ngại của Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đềngười Kurd là một nguyên nhân, Tiến sĩ Shea lưu ý: "Đó cũng là một cách để có thêm nguồn cung cấp vũ khí đến Thổ Nhĩ Kỳ từ châu Âu và Mỹ. Thổ Nhĩ Kỳ đã không hài lòng với việc các nước khác từ chối cung cấp vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ. Có thể Ankara muốn chấm dứt các hạn chế do một số nước châu Âu, trong đó có Phần Lan và Thụy Điển, áp đặt đối với xuất khẩu vũ khí sang Thổ Nhĩ Kỳ".

Một vấn đề đặc biệt hóc búa là tranh cãi với Mỹ về thỏa thuận cung cấp máy bay chiến đấu cho Thổ Nhĩ Kỳ, đã đổ vỡ vào năm 2019 sau khi Ankara mua hệ thống tên lửa S-400 do Nga sản xuất. Mỹ ngừng cung cấp máy bay phản lực F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ và trừng phạt ngành công nghiệp quốc phòng của nước này.

Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Joe Biden gần đây đã hối thúc Quốc hội chấp thuận nâng cấp phi đội máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như bán phiên bản mới nhất, điều này có thể giúp làm dịu sự bất bình của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Thụy Điển và Phần Lan.

Về phần mình, Tiến sĩ Akkoyunlu kết luận: "Trong khi dường như ông Erdogan đang nâng cao vị thế của Thổ Nhĩ Kỳ trong quan hệ với phương Tây, ông ấy cũng đang gửi một tín hiệu đến Điện Kremlin về giá trị của Ankara đối với Nga”.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục