Các cơ quan y tế cảnh báo không nên lặp lại tình trạng phân phối không đồng đều vaccine đậu mùa - loại vacicne được chứng minh là có khả năng bảo vệ trước bệnh đậu mùa khỉ - như đã từng xảy ra khi đại dịch COVID-19 bùng phát.


Dịch đậu mùa khỉ bùng phát toàn cầu đã khiến các nước tranh giành liều lượng vaccine.

Theo hãng tin AFP, kể từ tháng 5, nhiều khu vực trên thế giới đã xảy ra các đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ. Mức độ lây lan tương đối đã nổ ra một cuộc tranh cãi về liều lượng phân bổ vaccine đậu mùa của hãng dược phẩm Đan Mạch Bavarian Nordic trên toàn cầu.

Được tung ra thị trường với cái tên Jynneos ở Mỹ và Imvanex tại châu Âu, vaccine MBA-BN ban đầu được chế tạo để ngăn ngừa bệnh đậu mùa. Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận thấy vaccine này cũng đạt hiệu quả trong việc phòng ngừa đậu mùa khỉ do hai loại virus gây ra hai bệnh đều thuộc họ orthopoxvirus.

Olivier Schwartz, người đứng đầu đơn phòng nghiên cứu virus và hệ miễn dịch tại Viện Pasteur của Pháp, cho biết rằng protein của virus gây bệnh đậu mùa khỉ và bệnh đậu mùa giống nhau tới 90-95%.

"Sử dụng một loại vaccine tương tự để ngăn chặn virus là một chiến lược đã được chứng minh”, chuyên gia giải thích.

Mặc dù chưa có dữ liệu quy mô lớn về khả năng bảo vệ của vaccine Bavarian Nordic trước bệnh đậu mùa khỉ, song các nghiên cứu trước đây chỉ ra vacicne đem đến hiệu quả cao.

"Con số 85% khả năng bảo vệ của vaccine được chứng minh từ các nghiên cứu thực địa vào những năm 1980 và 1990 ở Cộng hòa Dân chủ Congo”, ông Schwartz nói.

Ông nói thêm các nghiên cứu trên nhân viên y tế vào năm 2018 và các thí nghiệm trên khỉ đã chỉ ra rằng vaccine của Bavarian Nordic có thể đạt hiệu quả ngay cả khi một bệnh nhân đã mắc bệnh đậu mùa khỉ. Những người đã tiêm một liều vaccine đậu mùa trước năm 1980 cũng có một số khả năng miễn dịch trước bệnh đậu mùa khỉ, mặc dù mức độ và thời gian hiệu quả vẫn chưa được xác định chắc chắn.

Chuyên gia Schwartz nói các nghiên cứu trong những năm 2000 đã phát hiện ra khoảng 30% những người được tiêm chủng cách đó 20 năm có kháng thể chống lại bệnh đậu mùa. Ông nhấn mạnh thêm một liều vaccinetăng cường sẽ kích hoạt lại khả năng miễn dịch tế bào, thậm chí sau 20 đến 40 năm.

Năm 2003, hãng dược phẩm Bavarian Nordic hợp tác với các cơ quan y tế Mỹ và đã cung cấp 30 triệu liều vaccine đậu mùa cho quốc gia này. Kể từ khi bệnh đậu khỉ bắt đầu lây lan ra bên ngoài châu Phi, công ty cho biết họ sẽ cung cấp thêm 7 triệu liều nữa đến đây.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), toàn cầu hiện có tổng cộng khoảng 16 triệu liều vaccine. Tuy nhiên, số vaccine này chưa được phân liều, đồng nghĩa với việc sẽ mất vài tháng trước khi chúng sẵn sàng sử dụng.

Hiện rất khó để xác định chính xác tỷ lệ vaccine mà các quốc gia nắm giữ vì các quốc gia này từ chối tiết lộ con số.

Về phần mình, hãng dược Bavarian Nordic - có thể sản xuất tới 30 triệu liều vaccine mỗi năm – vẫn kín tiếng về nơi họ sẽ gửi chúng. Ngày 3/8, công ty thông báo sẽ cung cấp 350.000 liều vaccine cho một quốc gia ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương song không chỉ đích danh quốc gia đó.

Ngoài ra, hai loại vaccine đậu mùa khác là ACAM2000 và LC16 đang được nghiên cứu để xác định mức độ hiệu quả trước bệnh đậu mùa khỉ.

Mỹ đang dự trữ hơn 100 triệu liều ACAM2000, nhưng vaccine này được cho là gây ra nhiều tác dụng phụ hơn so với vaccine thế hệ mới. Các công ty sản xuất ACAM2000 cho biết họ hiện có thể sản xuất hơn 18 triệu liều mỗi năm và có thể tăng lên đến 40 triệu mỗi năm trong trường hợp cần thiết.

Mặc dù là lục địa chiến đấu với bệnh đậu mùa khỉ trong nhiều năm song châu Phi vẫn chưa nhận được bất kỳ liều vaccine nào. Năm nay, châu Phi ghi nhận hơn 3.000 ca mắc đậu mùa khỉ, trong đó có 70 trường hợp tử vong.

WHO đã kêu gọi các quốc gia có vaccine chia sẻ, kêu gọi thế giới không lặp lại tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine COVID-19 giữa các quốc gia giàu và nghèo trước đây.

Meg Doherty - Giám đốc chương trình toàn cầu về HIV, viêm gan và các bệnh lây truyền qua đường tình dục của WHO - ngày 31/7 thông báo 35 quốc gia đã yêu cầu tiếp cận với vaccine đậu mùa khỉ.

 


Theo Baotintuc

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục