Trong bối cảnh giá năng lượng ở châu Âu thiết lập kỷ lục mới, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo cảnh báo khu vực này sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong thời gian dài.


Giếng khí đốt tại mỏ Bovanenkovo, thuộc sở hữu của Tập đoàn Gazprom trên bán đảo Bắc Cực Yamal, Nga.

"5 đến 10 mùa đông tới sẽ rất khó khăn. Tình hình đang rất khó khăn trên toàn châu Âu. Nhiều lĩnh vực đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng vì giá năng lượng tăng cao”, hãng tin Bloomberg dẫn lời ông De Croo cảnh báo hôm 22/8.

Bình luận của nhà lãnh đạo Bỉ được đưa ra khi giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu đã tăng lên khoảng 15 lần so với giá trung bình vào mùa hè, trước nguy cơ Nga có thể cắt giảm thêm nguồn cung. Giá điện ở khu vực này cũng đã tăng đột biến.

Trước đó, một quan chức Bỉ bình luận rằng rủi ro lớn nhất của cuộc xung đột Nga – Ukraine chính là nguy cơ châu Âu mất đoàn kết do cuộc khủng hoảng năng lượng. Giá dầu và khí đốt tăng vọt có thể làm suy yếu thị trường năng lượng và gây ảnh hưởng tiêu cực tới nỗ lực thực hiện các mục tiêu về đối phó biến đổi khí hậu của châu Âu tới năm 2050.

Bloomberg cho biết giá khí đốt châu Âu chuẩn đã tăng khoảng 21%, trong khi giá điện của Đức lần đầu tăng lên mức trên 698,21 USD/ MWh. Hôm 19/8, Nga thông báo sẽ tạm dừng cung cấp khí đốt qua đường ống Nord Stream trong 3 ngày để bảo trì, dự kiến từ ngày 31/8 đến ngày 2/9. Động thái này một lần nữa làm dấy lên lo ngại rằng nguồn cung khí đốt sẽ không hoạt động trở lại theo kế hoạch. Hơn nữa, ngay cả sau khi kết thúc bảo trì, lượng khí đốt từ Nga sang châu Âu qua Nord Stream 1 cũng chỉ đạt 33 triệu m3/ngày, tương đương 20% công suất.

Song ông De Croo trấn an rằng Bỉ có thể đối phó với cuộc khủng hoảng này "nếu chúng ta hỗ trợ lẫn nhau trong những thời điểm khó khăn”.

Liên minh châu Âu (EU) là nhà nhập khẩu khí đốt lâu năm của Nga, với mức độ phụ thuộc lớn. Do đó, chỉ thay đổi nhỏ về nguồn cung hay giá khí đốt cũng có thể khiến các nước này rơi vào thế khó, nhất là khi mùa đông sắp tới bởi đây là khoảng thời gian nhu cầu khí đốt tăng cao. Năm 2021, EU nhập khẩu 155 tỷ m3 khí đốt tự nhiên từ Nga, chiếm 45% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của EU. Sau khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, Ủy ban châu Âu đã công bố kế hoạch giảm phụ thuộc của các quốc gia thành viên vào năng lượng Nga.


Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Thổ Nhĩ Kỳ điều tra 2 vụ tai nạn giao thông làm ít nhất 34 người thiệt mạng

Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, ít nhất 34 người đã thiệt mạng và hàng chục người bị thương trong 2 vụ tai nạn giao thông xảy ra tại nước này vào ngày 20/8.

Nông sản Nga và khả năng thế giới đối mặt khủng hoảng lương thực vào năm 2023

Theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres, phân bón và lương thực của Nga phải đến được với các thị trường thế giới, nếu không cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu có thể sớm xảy ra vào năm tới.

Ấn Độ ra mắt bộ xét nghiệm bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên sản xuất trong nước

Báo "The Times" của Ấn Độ ngày 19/8 đưa tin bộ xét nghiệm RT-PCR bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên sản xuất trong nước đã được tung ra thị trường nước này.

Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại Ấn Độ và Hàn Quốc

Trong 24 giờ qua, số ca mắc mới COVID-19 tại Ấn Độ đã lên tới 15.754, đưa tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên 44.314.618.

Nhật Bản ghi nhận ngày có số ca mắc mới Covid-19 cao kỷ lục

Nhật Bản ngày 18/8 ghi nhận 255.000 ca mắc mới Covid-19, mức cao kỷ lục theo ngày, trong bối cảnh nước này đang trải qua làn sóng lây nhiễm thứ 7.

Mục đích chuyến thăm Ukraine của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng thống Tayyip Erdogan đến Ukraine với thông điệp trung lập và ảnh hưởng: Ngoài vấn đề hợp tác vũ khí, ông Erdogan còn muốn thể hiện là một nhà môi giới trung thực - với cả Ukraine và công chúng Thổ Nhĩ Kỳ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục