Diễn đàn Kinh tế phương Đông lần thứ VII (EEF-2022) đã chính thức khai mạc ngày 5/9 trong khuôn viên Đại học Tổng hợp liên bang Viễn Đông (FEFU) ở thành phố Vladivostok của LB Nga và sẽ kéo dài đến ngày 8/9.


Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế phương Đông (EEF) lần thứ 5.

Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, dự kiến có đại diện của 58 quốc gia tham dự diễn đàn.Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ phát biểu tại phiên toàn thể theo hình thức trực tuyến. Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, Thủ tướng Mông Cổ Luvsannamsrein Oyun-Erdene, Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Lật Chiến Thư, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yacob cũng dự kiến tham dự phiên toàn thể.

Chủ đề chính của diễn đàn năm nay là "Con đường hướng tới thế giới đa cực”. Theo Đại diện toàn quyền của Tổng thống LB Nga tại khu vực Viễn Đông, ông Yuri Trutnev, chủ đề của diễn đàn nhằm cho thấy thế giới đã thay đổi và các lệnh trừng phạt đã làm thay đổi bức tranh thế giới, song sự thay đổi của thế giới không chỉ đem lại những thách thức mà còn tạo ra những cơ hội mới.

Cơ quan báo chí của EEF cho biết dự kiến các đại biểu tham dự diễn đàn sẽ thảo luận về sự phát triển của khu vực Viễn Đông, nền kinh tế toàn cầu và khu vực, hợp tác quốc tế, cũng như quỹ đạo vượt qua khủng hoảng và cấu trúc mới của thế giới. EEF là diễn đàn quốc tế quan trọng để tạo dựng và tăng cường mối quan hệ giữa cộng đồng đầu tư của Nga và thế giới, đánh giá toàn diện về tiềm năng kinh tế của vùng Viễn Đông của LB Nga, giới thiệu các cơ hội đầu tư và điều kiện kinh doanh trong các lĩnh vực ưu tiên phát triển.

Diễn đàn năm nay đặc biệt đáng chú ý trong bối cảnh LB Nga phải đối mặt với hàng nghìn biện pháp trừng phạt của phương Tây sau chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này ở Ukraine. Hơn nữa, từ vài năm qua Nga đã xác định chính sách xoay trục sang châu Á, vì vậy diễn đàn có thể xúc tiến những đề xuất của LB Nga với các nước châu Á, lấy khu vực Viễn Đông giàu tài nguyên làm bàn đạp, để cụ thể hóa các sáng kiến này.

Tại phiên toàn thể ngày 7/9 của EEF-2022, ngoài phát biểu của các nhà lãnh đạo nước ngoài, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng sẽ có bài phát biểu về chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, các mối quan hệ kinh tế và thương mại quốc tế, cũng như các tiến trình ảnh hưởng.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục