Ngày 4/10, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo số ca mắc bệnh tả tại Haiti có thể sẽ gia tăng, gây thêm khó khăn cho nỗ lực ứng phó với nhiều cuộc khủng hoảng ở nước này.

 
Bệnh nhân mắc bệnh tả được điều trị tại bệnh viện ở Port-au-Prince, Haiti. Ảnh: AFP/TTXVN

Haiti ngày 2/10 thông báo ít nhất 7 người tử vong vì bệnh tả, làm dấy lên lo ngại về dịch bệnh xuất hiện trở lại sau gần 3 năm vắng bóng. Trong khi đó, nhiều ca mắc bệnh đã được phát hiện tại khu vực thủ đô Port-au-Prince và thị trấn duyên hải lân cận Cite Soleil.

Đây là những khu vực nằm hoàn toàn trong tầm kiểm soát của các băng nhóm và khó có thể được tiếp cận kể từ cuối tháng 7. Trong những tuần gần đây, tình hình tại Haiti trở nên nghiêm trọng với các cuộc biểu tình, cướp phá, đình công, tình trạng thiếu nhiên liệu...

Phát biểu với phóng viên tại Geneve (Thụy Sĩ), người phát ngôn của WHO Christian Lindmeier  nêu rõ: "Tình hình này làm phức tạp thêm ứng phó nhân đạo. Dịch bệnh đang diễn biến nhanh chóng và có thể những ca mắc trước đây chưa được phát hiện".

Theo ông Lindmeier, số ca tử vong do bệnh tả tại Haiti có thể cao hơn nhiều so với con số thông báo chính thức và số ca mắc có thể gia tăng bởi tình hình hiện nay gây khó khăn cho việc tiếp cận để tiến hành xét nghiệm hoặc hỗ trợ nhân đạo.

Người phát ngôn của WHO cho biết hiện chưa có báo cáo về đợt dịch bệnh này bắt nguồn từ đâu, song khoảng 80% dân số nước này nhiễm phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae có thể không có biểu hiện triệu chứng bệnh, khiến giới chức khó phát hiện bệnh.

Đợt bùng phát dịch tả năm 2010 tại Haiti đã khiến khoảng 10.000 người tử vong. Những ca mắc bệnh tả ghi nhận lần gần đây nhất tại quốc gia này là vào năm 2019. Năm 2020, Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO) tuyên bố Haiti đã qua 1 năm không ghi nhận ca bệnh tả nào.

Trước đó, ngày 30/9, WHO cảnh báo số ca mắc bệnh tả trên thế giới tăng mạnh trong năm nay, đặc biệt ở những khu vực dân cư nghèo đói và xảy ra xung đột. Tính đến cuối tháng 9, đã có 26 quốc gia phát hiện các ổ dịch tả, đáng chú ý là tỷ lệ tử vong tăng mạnh.

Bệnh tả do phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra, lây truyền theo đ­ường tiêu hóa qua thức ăn và nước uống bị nhiễm khuẩn. Bệnh này có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh và duy trì bổ sung nước cho cơ thể, song có thể gây tử vong chỉ trong vài giờ nếu không được điều trị kịp thời.


Theo TTXVN

Các tin khác


Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục