Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân gia tăng, song khẳng định sẽ không đe doạ sử dụng loại vũ khí này một cách liều lĩnh mà chỉ dùng vũ khí hạt nhân để trả đũa.


 

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

"Mối đe dọa chiến tranh hạt nhân đang gia tăng, sẽ là sai lầm nếu che giấu điều đó”, hãng tin Reuters dẫn lời ông Putin nói trong bài phát biểu trước cuộc họp thường niên với Hội đồng Nhân quyền Nga hôm 7/12.

Đây là động thái mới nhất của Moskva trong loạt cảnh báovề nguy cơ bùng nổ chiến tranhhạt nhân trong gần 10 tháng phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukrainevà là cảnh báo đầu tiên được đưa ra sau khi Nga cáo buộc Ukraine đã sử dụng máy bay không người lái để tấn công vào các sân bay quân sự ở sâu bên trong lãnh thổ Nga.

Nhà lãnh đạo Nga khẳng địnhnhững cảnh báo liên tiếp của ông về kho vũ khí hạt nhân Moskva "không phải là yếu tố kích động leo thang xung đột, mà là yếu tố răn đe”. Người đứng đầu Điện Kremlin cũng tuyên bốnước này chỉ coi kho vũ khí hạt nhân của mình là phương tiện để trả đũa, không phải để sử dụngtrước.

"Chúng tôi không nổi điên, chúng tôi biết vũ khí hạt nhân là gì. Chúng tôi sở hữu những vũ khí tiên tiến và hiện đại hơn bất cứ quốc gia hạt nhân nào khác. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không chạy khắp thế giới và vung thứ vũ khí này như đang cầm một con dao”, Tổng thống Putin cho biết và nói thêm chiến dịch quân sự của nước này ở Ukraine có thể là "quá trình lâu dài”.

Người đứng đầu Điện Kremlin cũng cam kết rằng Nga sẽ bảo vệ lãnh thổ và các đồng minh của mình "bằng tất cả các phương tiện có sẵn”, đồng thời cáo buộc Mỹ mới là nước đã triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại các quốc gia khác. Ông nói rằng không giống như Mỹ - quốc gia có kho vũ khí hạt nhân lớn ở châu Âu, Nga đang thực hiện chính sách hạt nhân có trách nhiệm hơn và không chuyển giao vũ khí hạt nhân của mình cho các nước khác.

"Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ được đặt với số lượng lớn trên lãnh thổ châu Âu. Chúng tôi chưa chuyển giao vũ khí hạt nhân của mình cho bất kỳ ai và chúng tôi sẽ không chuyển giao chúng. Nhưng tất nhiên, chúng tôi sẽ bảo vệ các đồng minh của mình bằng mọi cách nếu cần thiết”, ông nói.

Khi được yêu cầu bình luận về các phát biểu của Tổng thống Putin, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nói: "Chúng tôi cho rằng mọi sự đề cập vô ý đến vũ khí hạt nhân là hoàn toàn vô trách nhiệm”.

Theo ông Price, các cường quốc hạt nhân trên thế giới sau Chiến tranh Lạnh - trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Nga - đều đã nêu rõ một cuộc chiến tranh hạt nhân không bao giờ được phép xảy ra và không bao giờ có thể chiến thắng.

"Bất kỳ sự đề cập nào, dù là đe dọa hay làm dấy lên khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật, cũng là vô trách nhiệm. Đây là hành động nguy hiểm, đi ngược lại tinh thần của tuyên bố cốt lõi trong chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân từ sau Chiến tranh Lạnh”, ông nói thêm.

Phó Chủ tịch điều hành Ủy ban châu Âu Valdis Dombrovskis cũng cho biết khối này không nhượng bộ trước hành vi đe doạ của Nga. Ông nói: "Chúng ta cần kiên định, đi đúng hướng, tiếp tục gây áp lực lên Nga. EU đang chuẩn bị cho gói trừng phạt thứ 9 và chúng ta cần tiếp tục cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết cho Ukraine”.

Theo giới chuyên gia, việc Nga đề cập đến vũ khí hạt nhân chỉ được đưa ra như lời đe doạ đáp trả khi phương Tây tấn công Nga hoặc trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine.Đồng thời, đây cũng là động thái "nắn gân” phương Tây về những nguy cơ khi tiếp tục chuyển giao các loại vũ khí tiên tiến hơn cho Kiev. Đây cũng là hồi chuông hối thúc Mỹ tránh những kịch bản có thể dẫn đến rủi ro đụng độ quân sự trực tiếp với Nga.

Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine, Tổng thốngPutin đã nhiều lần cảnh báo sẽ sử dụng các loại vũ khí, bao gồm cả vũ khí hạt nhân, để bảo vệ lãnh thổ và người dân Nga hay khi nước Nga bị đe dọa.

Vào cuối tuần trước, ông Putin tuyên bố Nga đang liên tục củng cố bộ ba răn đe hạt nhân, nhiều hệ thống trong số này không có đối thủ trên thế giới. Ngoài ra, theo người đứng đầu Điện Kremlin, Nga còn đang tiến hành nhiều dự án nghiên cứu và phát triển ứng dụng nhằm tăng cường sức mạnh cho lá chắn hạt nhân, cũng như năng lực quốc phòng của nước này.

Bộ ba răn đe hạt nhân của Nga gồm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) phóng từ mặt đất, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và máy bay mang vũ khí hạt nhân. Duy trì ba trụ cột hạt nhân này sẽ giúp hạn chế nguy cơ lực lượng chiến lược bị xóa sổ trong đòn phủ đầu, bảo đảm khả năng tấn công trả đũa và năng lực răn đe hạt nhân đáng tin cậy. Hiện có 4 nước sở hữu năng lực này gồm Nga, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.

Nga cũng đang phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-28 Sarmat với tầm bắn 18.000 km và trang bị nhiều biện pháp nhằm xuyên thủng lá chắn tên lửa của đối phương. Tổng cộng 46 hệ thống tên lửa Sarmat sẽ được bàn giao cho quân đội Nga, những quả đạn đầu tiên dự kiến biên chế cho một đơn vị ở tỉnh Krasnoyarsk trong năm nay.

Tổng giám đốc tập đoàn Không gian RoscosmosDmitry Rogozin nói rằng mỗi quả đạn Sarmat "đủ sức phá hủy một nửa bờ biển của lục địa thù địch”, nhấn mạnh loại tên lửa này sẽ là trụ cột cho lá chắn hạt nhân Nga trong khoảng 30 đến 40 năm tiếp theo.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng kịch bản vũ khí hạt nhân được sử dụng trên chiến trường Ukraine vẫn khó xảy ra, bởi nó chứa đựng quá nhiều rủi ro về cả quân sự và chính trị mà Tổng thống Putin cần phải tính đến.

Đầu tháng 12, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng cảnh báo rằng bất kỳ cuộc xung đột nào giữa các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, ngay cả khi bắt đầu bằng vũ khí thông thường, đều có khả năng leo thang thành một cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện. Do đó, cần phải tránh kịch bản này bằng mọi giá.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục