Tính đến tháng 11 năm nay, Nga đã tăng xuất khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG) nói chung thêm 9% so với cùng kỳ năm ngoái lên 40 tỷ mét khối. Trong khi đó, các chuyến hàng giao đến châu Âu kể từ đầu năm đã vượt xa nguồn cung cấp cho châu Á.

Chú thích ảnh

Van điều chỉnh trong hệ thống đường ống dẫn khí đốt OGE ở Werne, miền Tây Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

Báo Vedomosti trích dẫn báo cáo từ hãng tư vấn B1 cho biết khối lượng LNG của Nga xuất khẩu sang châu Âu (tính cả Anh và Thổ Nhĩ Kỳ) đã tăng 22% trong 11 tháng qua lên 20 tỷ mét khối. Lượng hàng giao đến Bỉ tăng 110% lên khoảng 5 tỷ mét khối, trong khi nguồn cung cho Pháp tăng hơn 50% lên 7,3 tỷ mét khối và đến Tây Ban Nha tăng hơn 40% lên 4,5 tỷ mét khối. 

Trong số các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, Trung Quốc đã tăng nhập khẩu LNG của Nga thêm gần 30% lên 6,5 tỷ mét khối trong giai đoạn 11 tháng qua, trong khi Nhật Bản tăng nhập khẩu 1% lên 8,4 tỷ mét khối. Ở Trung Quốc, nguồn cung từ Nga đã tăng trong bối cảnh tổng lượng LNG nhập khẩu vào nước này giảm 20%, xuống còn khoảng 77 tỷ mét khối.

Giám đốc Trung tâm Năng lượng B1 Moskva, bà Olga Beloglazova giải thích rằng tổng lượng nhập khẩu vào Trung Quốc đang giảm vì chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, các biện pháp kiểm dịch cũng như phản ứng nhạy cảm với giá cao trên thị trường. 

Nhà phân tích cấp cao Nikita Blokhin tại Alfa-Bank cho hay tình trạng gia tăng xuất khẩu LNG của Nga sang Liên minh châu Âu (EU) là do nguồn cung khí đốt qua đường ống đã giảm mạnh và được thay thế bằng khí hóa lỏng, theo các bước trong kế hoạch năng lượng toàn châu Âu. 

Chuyên gia này lưu ý: "LNG của Nga không phải tuân theo các lệnh trừng phạt nên vẫn tiếp tục tiếp cận thị trường châu Âu trên một sân chơi bình đẳng với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường”.

Bà Blokhin cho rằng Nga đã có khả năng tăng xuất khẩu LNG nhờ đẩy mạnh tốc độ triển khai một số dự án mới của Novatek, nhằm xây dựng các tổ hợp trung chuyển ở Murmansk và Kamchatka, cũng như cơ sở LNG-2 ở Bắc Cực.

Theo báo Tin tức

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục