Với chủ đề "Hợp tác trong một thế giới phân mảnh", Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2023 hôm nay khai mạc tại Davos (Thụy Sĩ). Ðây là sự kiện thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế bởi hội tụ giới tinh hoa chính trị và doanh nghiệp toàn cầu, diễn ra vào thời điểm thế giới đang đối mặt nhiều thách thức và hơn bao giờ hết, thế giới cần phối hợp hành động để cùng giải quyết các vấn đề chung.


Biểu tượng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. (Ảnh: Reuters)

Hội nghị WEF lần thứ 53 quy tụ hơn 2.700 nhà lãnh đạo từ các chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế. Mục tiêu của Hội nghị, theo lời người sáng lập và là Chủ tịch điều hành WEF, Giáo sư Klaus Schwab, là nhằm thảo luận về cách thức giải quyết sự phân mảnh và xói mòn lòng tin đang gia tăng ở cả cấp độ toàn cầu và cấp độ quốc gia, thông qua tăng cường hợp tác giữa các chính phủ và doanh nghiệp, tạo điều kiện phục hồi mạnh mẽ và bền vững.

Với mục tiêu đó, chương trình của Hội nghị năm nay tập trung vào các giải pháp và hợp tác công tư để giải quyết những thách thức cấp bách nhất của thế giới, khuyến khích các nhà lãnh đạo hợp tác trong các vấn đề liên quan đến năng lượng, khí hậu và tự nhiên; đầu tư, thương mại và cơ sở hạ tầng; công nghệ tiên tiến và khả năng phục hồi của ngành; việc làm, kỹ năng, các vấn đề xã hội và sức khỏe; cũng như hợp tác địa chính trị trong một thế giới đa cực.

Hội nghị diễn ra vào thời điểm quan trọng khi thế giới đang phải đối mặt hàng loạt cuộc khủng hoảng. Sau những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng y tế do đại dịch Covid-19, nền kinh tế thế giới chưa kịp hồi phục thì đã phải đối mặt những cuộc khủng hoảng nảy sinh từ cuộc xung đột tại Ukraine, trong đó nghiêm trọng là khủng hoảng an ninh lương thực và năng lượng. Tình trạng biến đổi khí hậu cũng là vấn đề nóng mà thế giới phải đối mặt.

Các phiên họp tại Hội nghị dự kiến sẽ xoay quanh chủ đề về thực tế xu hướng toàn cầu hóa, tác động của căng thẳng thương mại và gián đoạn chuỗi cung ứng, khủng hoảng chi phí sinh hoạt và tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. Ngoài ra, những tác động của xung đột tại Ukraine đối với chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu và chính sách quốc phòng cũng là những nội dung được quan tâm.

Nền kinh tế thế giới được đánh giá là đang chuyển sang kỷ nguyên khó khăn hơn, do lãi suất cao hơn, căng thẳng địa chính trị lớn hơn và bất ổn rõ ràng hơn. Trước những yếu tố rủi ro khó lường, Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra dự báo mới nhất về tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cho rằng tăng trưởng GDP thế giới năm 2023 chỉ ở mức 1,7%, thấp hơn nhiều so với mức 3% mà WB dự báo hồi tháng 6/2022.

Theo WB, trong năm 2023, nhiều nền kinh tế sẽ có mức tăng trưởng gần bờ vực suy thoái do ảnh hưởng của tình trạng tăng lãi suất, giải pháp mà nhiều nước thực hiện để kiềm chế lạm phát; do xung đột giữa Nga và Ukraine tiếp diễn, trong khi các nền kinh tế lớn của thế giới gặp nhiều khó khăn. Với điều kiện kinh tế mong manh hiện nay, bất kỳ tác động tiêu cực mới nào gia tăng như lạm phát cao hơn dự kiến cùng chính sách tăng lãi suất đột ngột để ngăn chặn lạm phát, hay sự lây lan trở lại của dịch Covid-19, đều có thể đẩy kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái.

Ðáng chú ý, tốc độ tăng trưởng chậm lại hầu hết đều xảy ra ở những nền kinh tế tiên tiến, điển hình là kinh tế Mỹ có thể chỉ tăng trưởng 0,5% trong năm 2023. Các quốc gia sử dụng đồng euro có thể phải đối mặt với vòng xoáy suy thoái kinh tế mới trong chưa đầy ba năm sau đợt suy thoái gần đây nhất. Các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển cũng phải chật vật đối phó gánh nặng nợ công, đồng nội tệ suy yếu, đầu tư doanh nghiệp giảm... Trong bối cảnh đó, việc gia tăng hỗ trợ các nước nghèo, các nước có thu nhập thấp đối phó khủng hoảng sẽ khó khăn hơn.

Là một trong những diễn đàn toàn cầu uy tín và hoạt động hiệu quả, WEF hy vọng có thể tìm được tiếng nói chung và tăng cường sự hợp tác quốc tế để cùng giải quyết những vấn đề kinh tế, phát triển toàn cầu, đưa thế giới vượt qua khủng hoảng, trở lại quỹ đạo phát triển mạnh mẽ.

Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục