Diện tích băng bao phủ Nam Đại Dương đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong tháng 1 vừa qua, càng khiến Trái Đất có nguy cơ tiếp tục ấm hơn.

Chú thích ảnh

Vết nứt tại thềm băng Larsen C ở Nam Cực. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong báo cáo công bố ngày 8/2, các nhà khoa học tại cơ quan theo dõi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là C3S, cho biết trong tháng 1, diện tích băng mới ở Nam Đại Dương thấp hơn 31% so với bình thường và thấp hơn nhiều so với kỷ lục trước đó về diện tích băng trong tháng 1 hằng năm.

Diện tích băng ở Bắc Cực cũng thấp hơn khoảng 4% so với mức trung bình, mức thấp thứ 3 trong lịch sử ghi chép diện tích băng vào các tháng 1 trước đó.

Tháng 1 năm nay cũng là tháng 1 nóng thứ ba trong lịch sử tại châu Âu. Trong đó, nhiệt độ ngày 1/1 ghi nhận tại một số vùng ở châu Âu đã lên các mức cao chưa từng thấy.

Theo các nhà khoa học, dù tình trạng băng tan chưa gây tác động rõ rệt với mực nước biển vì băng vốn đã tồn tại trong nước đại dương nhưng đây là hiện tượng đáng lo ngại vì góp phần làm nghiêm trọng tình trạng ấm lên toàn cầu. Băng có màu trắng có thể phản nhiệt, đẩy 90% lượng nhiệt từ Mặt Trời trở lại không trung. Nếu băng tan, thay bằng nước biển sẫm màu không đóng băng, nước sẽ hấp thụ lượng nhiệt nêu trên.

Trên toàn cầu, năm 2022 là năm nóng thứ 5 hoặc thứ 6 trong lịch sử dù hiện tượng tự nhiên La Nina kéo dài đã góp phần làm mát Trái Đất. Châu Âu cũng đã trải qua mùa hè nóng nhất từ trước tới nay, khiến các đợt hạn hán và cháy rừng xảy ra tại châu lục trở nên nghiêm trọng hơn. Theo Copernicus, nhiệt độ ở hầu hết các vùng tại châu Âu đều cao hơn mức nhiệt trung bình trong tháng trước, trong đó có cả vùng Balkan và Đông Âu đã trải qua ngày 1/1 ấm nhất trong lịch sử. Trong khi đó, nhiệt độ tại các vùng khác trên thế giới như miền Đông nước Mỹ, Canada và Mexico cũng ấm hơn.

Phó Giám đốc C3S Samantha Burgess cho rằng những mức nhiệt khắc nghiệt nêu trên là dấu hiệu rõ ràng về những ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu với nhiều khu vực và cũng có thể hiểu đây là một dấu hiệu cảnh báo khác về những hình thái thời tiết cực đoan sẽ tiếp diễn trong tương lai. C3S kêu gọi các bên liên quan trên toàn cầu và ở từng khu vực cần hành động nhanh chóng để giảm tốc độ tăng nhiệt toàn cầu.


Theo báo Tin tức

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục