Reuters đưa tin, hàng trăm nghìn người đã tham gia đợt đình công mới trên khắp nước Pháp nhằm phản đối kế hoạch cải cách chế độ hưu trí của chính phủ. Theo CNN, người biểu tình đã tràn vào trụ sở của tập đoàn hàng xa xỉ LVMH ở thủ đô Paris, kêu gọi chính phủ gác lại kế hoạch kéo dài thời gian làm việc của người lao động, thay vào đó là biện pháp đánh thuế người giàu nhiều hơn.


Người dân tham gia cuộc tuần hành tại Paris. (Ảnh REUTERS)

Theo số liệu của Chính phủ Pháp, khoảng 380.000 người đã tham gia cuộc đình công lần thứ 12 trên toàn quốc trong ngày 13/4, trong đó 42.000 người tham gia ở Paris. Các con số này đã giảm so với cuộc đình công lần thứ 11 hôm 6/4, với 570.000 người tham gia trên khắp nước Pháp và 57.000 người tuần hành ở Paris.

Nghiệp đoàn lớn nhất của Pháp CGT cảnh báo, rác thải sẽ tràn ngập đường phố Paris trong bối cảnh các công nhân thu gom rác tiếp tục đình công. Cuộc đình công kéo dài cuối tháng 3 vừa qua đã khiến hơn 10.000 tấn rác chất đống khắp thủ đô của Pháp.

Cảnh sát đã ngăn chặn cuộc biểu tình trước trụ sở Hội đồng Hiến pháp, nơi đưa ra phán quyết về cải cách hưu trí vào tối 14/4 (giờ địa phương). Mười thành viên của lực lượng cảnh sát bị thương trong một số vụ đụng độ ở Paris. Do lo ngại các cuộc tụ tập trái phép có thể ảnh hưởng việc đưa ra quyết định, cảnh sát Paris ban hành lệnh cấm biểu tình gần Hội đồng Hiến pháp đến sáng 15/4.

Chính phủ Pháp hồi đầu năm công bố kế hoạch cải cách chế độ hưu trí, theo đó nâng tuổi nghỉ hưu từ 62 lên 64 tuổi vào năm 2030. Cũng theo kế hoạch này, từ năm 2027, người lao động sẽ phải làm việc ít nhất 43 năm để đủ điều kiện hưởng lương hưu đầy đủ. Chính phủ Pháp cho rằng, cải cách là cần thiết để ngăn hệ thống hưu trí bị thâm hụt nặng trong những thập niên tới.

Kể từ khi kế hoạch cải cách hưu trí được công bố, nhiều cuộc biểu tình và đình công đã diễn ra trong hòa bình tại Pháp. Tuy nhiên, tình hình trở nên căng thẳng hơn khi chính phủ vận dụng điều khoản đặc biệt trong Hiến pháp để thông qua dự luật tại Hạ viện mà không cần các nghị sĩ bỏ phiếu hồi tháng trước.

Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục