Trong hơn 40 năm, một thỏa thuận mang tính bước ngoặt giữa Mỹ và Trung Quốc đã mang lại hợp tác trên nhiều lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, trở thành một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy các đối thủ có thể gác lại tranh chấp và hợp tác cùng nhau.



Thoả thuận hợp tác khoa học giữa Trung Quốc và Mỹ đã tồn tại hơn 40 năm. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, hiện tại, với mối quan hệ giữa hai bên đang ở mức tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, nội bộ chính phủ Mỹ đang sôi nổi tranh luận về việc có nên tiếp tục gia hạn Thỏa thuận Khoa học và Công nghệ Mỹ-Trung Quốc (STA) dự kiến hết hạn vào cuối năm nay hay không.

Trong bối cảnh Ngoại trưởng Antony Blinken đang ở Bắc Kinh với chuyến công du đầu tiên tới Trung Quốc của một ngoại trưởng Mỹ sau 5 năm và không có mấy kỳ vọng về bất kỳ bước đột phá song phương nào, cuộc tranh luận về hiệp định hợp tác song phương lâu đời nhất giữa Mỹ và Trung Quốc phản ánh một câu hỏi lớn hơn đang chia rẽ các nhà hoạch định chính sách: liệu lợi ích khi hợp tác với Trung Quốc có lớn hơn những rủi ro từ một đối thủ cạnh tranh?

Thỏa thuận STA được ký kết vào năm 1979 khi Bắc Kinh và Washington thiết lập quan hệ ngoại giao. Năm năm một lần, thoả thuận này được gia hạn. STA đã được ca ngợi là một biểu tượng cho sự ổn định trong mối quan hệ của hai quốc gia, với sự hợp tác trong các lĩnh vực từ khoa học khí quyển và nông nghiệp đến nghiên cứu cơ bản về vật lý và hóa học. STA còn đặt nền móng cho sự bùng nổ về trao đổi học thuật và thương mại giữa hai bên.

Sự hợp tác đó đã giúp Trung Quốc phát triển thành một cường quốc công nghệ và quân sự, nhưng những lo ngại về việc Bắc Kinh đánh cắp các thành tựu khoa học và thương mại cũng đặt ra câu hỏi về việc liệu thỏa thuận, dự kiến hết hạn vào ngày 27/8 tới, có nên tiếp tục hay không.

Những người ủng hộ gia hạn STA lập luận việc chấm dứt thoả thuận sẽ kìm hãm sự hợp tác học thuật và thương mại.

Mặc dù quan điểm chủ đạo của Mỹ dường như vẫn là ủng hộ gia hạn, nhưng ngày càng có nhiều quan chức và nhà lập pháp tin rằng hợp tác về khoa học và công nghệ sẽ ít có ảnh hưởng và ý nghĩa hơn do tính cạnh tranh giữa hai quốc gia.

"Việc gia hạn Thỏa thuận Khoa học và Công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ chỉ gây nguy hiểm hơn nữa cho nghiên cứu và sở hữu trí tuệ của chúng tôi. Chính quyền phải chấm dứt thỏa thuận lỗi thời này”, Mike Gallagher, Chủ tịch Ủy ban đặctrách về Trung Quốc, cho biết.

Theo 3 quan chức biết rõ về vấn đề này, bên trong chính phủ Mỹ, bao gồm cả Bộ Ngoại giao, cơ quan dẫn đầu trong các cuộc đàm phán, vẫn tồn tại những quan điểm trái ngược nhau về việc có nên gia hạn thoả thuận hay không, để hết hạn hay đàm phán lại nhằm bổ sung các biện pháp bảo vệ chống gián điệp công nghiệp và yêu cầu có đi có lại trong trao đổi dữ liệu. Xét mối quan hệ Mỹ-Trung hiện nay, tìm cách đàm phán lại có thể gây nguy cơ làm đổ vỡ hỏa thuận.

Từ lâu, các doanh nghiệp Mỹ luôn phàn nàn về các chính sách của chính phủ Trung Quốc yêu cầu chuyển giao công nghệ.Chính quyền của Tổng thống Joe Biden cũng tăng cường tập trung vào cạnh tranh công nghệ.

Những người ủng hộ gia hạn thỏa thuận cho rằng nếu không có STA, Mỹ sẽ đánh mất cơ hội hiểu sâu những tiến bộ kỹ thuật của Trung Quốc.

Denis Simon, giáo sư tại Đại học Bắc Carolina ở Chapel Hill, người nghiên cứu chiến lược công nghệ ở Trung Quốc, cho biết: "Dù là bạn hay là thù, Mỹ cần tiếp cận với Trung Quốc để hiểu những gì đang xảy ra trên thực tế”.

Về phần mình, Bộ Ngoại giao Mỹ và Hội đồng An ninh Quốc gia từ chối bình luận về việc các cuộc thảo luận nội bộ đang diễn ra.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cho biết một năm trước, các quan chức Trung Quốc đã đề cập đến thỏa thuận thiết lập cơ sở cho 40 năm hợp tác hiệu quả.

"Theo những gì chúng tôi biết, phía Mỹ vẫn đang tiến hành đánh giá nội bộ về việc gia hạn thỏa thuận”, phát ngôn viên đại sứ quán Liu Pengyu cho biết, đồng thời cho biết thêm cả hai bên có thể xem xét điều chỉnh thỏa thuận ban đầu.

"Hy vọng rằng Mỹ sẽ đẩy nhanh việc xem xét nội bộ trước khi hết hạn thỏa thuận”, ông Liu nhấn mạnh.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Vụ sập tòa nhà ở Nam Phi: Lực lượng cứu hộ tìm kiếm xuyên đêm

Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, tối 8/5, chính quyền thành phố George của Nam Phi xác nhận tổng số người thiệt mạng trong vụ sập tòa nhà đang thi công đã lên tăng lên 8 người, sau khi một thi thể được tìm thấy trong đống đổ nát.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục