Rào cản thương mại gia tăng, dân số già đi và sự chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo có thể làm tăng áp lực lạm phát toàn cầu trong những năm tới, khiến các ngân hàng trung ương của các nước gặp khó khăn hơn trong việc đáp ứng các mục tiêu lạm phát.


Khách hàng mua sắm tại một cửa hàng ở New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

Theo hãng tin AP, mối lo ngại trên là chủ đề được nhắc đến trong một số bài phát biểu và nghiên cứu kinh tế cấp cao trình bày trong hai ngày 25-26/8 tại hội nghị thường niên của Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) ở Jackson Hole, Wyoming (Mỹ).

Trong nhiều thập kỷ, nền kinh tế toàn cầu đã và đang hướng tới sự hội nhập sâu rộng hơn, hàng hóa được lưu chuyển tự do hơn giữa Mỹ và các đối tác thương mại. Sản xuất ở nước ngoài với mức lương thấp hơn cho phép người Mỹ được hưởng hàng hóa rẻ tiền và giữ lạm phát ở mức thấp, mặc dù điều này phải trả giá bằng việc làm trong lĩnh vực sản xuất ở Mỹ.

Tuy nhiên, kể từ đại dịch COVID-19, xu hướng đó có dấu hiệu đảo ngược. Các tập đoàn đa quốc gia đang chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc. Thay vào đó, họ tìm cách sản xuất nhiều mặt hàng hơn – đặc biệt là chất bán dẫn, rất quan trọng cho sản xuất ô tô và hàng điện tử – ở Mỹ, với sự khuyến khích từ các khoản trợ cấp lớn của chính quyền Tổng thống Joe Biden.

Đồng thời, đầu tư quy mô lớn vào năng lượng tái tạo có thể gây ra gián đoạn, ít nhất là tạm thời, bằng cách tăng vay nợ của chính phủ và nhu cầu về nguyên liệu thô, từ đó làm tăng lạm phát. Phần lớn dân số thế giới đang già đi và người già ít có khả năng tiếp tục làm việc. Những xu hướng đó có thể đóng vai trò là những cú sốc về nguồn cung, tương tự như tình trạng thiếu hàng hóa và lao động đã đẩy nhanh lạm phát trong quá trình phục hồi sau cuộc suy thoái do đại dịch.

Trong một bài phát biểu ngày 25/8, Christine Lagarde, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), cho biết: "Môi trường mới sẽ tạo tiền đề cho những cú sốc giá lớn hơn những gì chúng ta đã thấy trước đại dịch. Nếu chúng ta phải đối mặt với nhu cầu đầu tư cao hơn và hạn chế về nguồn cung lớn hơn, chúng ta có thể thấy sức ép về giá mạnh hơn ở các thị trường như hàng hóa, đặc biệt là đối với kim loại và khoáng sản rất quan trọng trong công nghệ xanh”.

Điều này sẽ gây khó khăn cho ECB, Fed và các ngân hàng trung ương khác có nhiệm vụ kiểm soát mức tăng giá. Gần như tất cả các ngân hàng trung ương vẫn đang nỗ lực kiềm chế tình trạng lạm phát cao gia tăng bắt đầu từ đầu năm 2021 và thực trạng này mới chỉ lắng xuống một phần.

Pierre-Olivier Gourinchas, nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhận định trong một cuộc phỏng vấn: "Chúng ta đang sống trong thế giới mà chúng ta có thể lường trước được nhiều cú sốc về nguồn cung lớn hơn. Tất cả những xu hướng khiến việc sản xuất sản phẩm trở nên khó khăn hơn và tốn kém hơn. Đó chắc chắn là việc mà các ngân hàng trung ương không thích nhất”.

Sự thay đổi trong mô hình thương mại toàn cầu cũng thu hút được quan tâm trong các cuộc thảo luận ngày26/8 tại hội nghị Jackson Hole. Laura Alfaro, nhà kinh tế học tại Trường Kinh doanh Harvard, đã có bài phát biểu cho rằng sau nhiều thập kỷ tăng trưởng, tỷ trọng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc của Mỹ đã giảm 5% từ năm 2017 đến năm 2022. Bà chỉ ra nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm này là do Mỹ áp đặt thuế quan lên hàng hoá Trung Quốc và những nỗ lực của nước này trong việc tìm kiếm các nguồn hàng hóa và linh kiện khác sau khi Trung Quốc ngừng hoạt động vì đại dịch COVID-19.

Những hàng nhập khẩu đó phần lớn đến từ các quốc gia khác như Việt Nam, Mexico - những quốc gia có quan hệ tốt hơn với Mỹ so với Trung Quốc, tạo nên xu hướng mới được gọi là "kết bạn”.

"Chúng ta vẫn chưa phi toàn cầu hóa. Chúng ta đang chứng kiến một ‘sự tái phân bổ tuyệt vời’” sắp xuất hiện khi các mô hình thương mại thay đổi”, bà Alfaro lưu ý rằng cũng có những dấu hiệu cho thấy Mỹ đang muốn đưa một số hoạt động sản xuất trở lại. Alfaro cho biết Mỹ đang nhập khẩu nhiều linh kiện và hàng chưa hoàn thiện hơn so với trước đại dịch, bằng chứng cho thấy nhiều công đoạn lắp ráp cuối cùng đang diễn ra trong nước.

Tuy nhiên, nhà kinh tế Alfaro cảnh báo sự tái phân bổ trong mô hình thương mại cũng mang lại những mặt trái. Trong 5 năm qua, giá hàng hóa từ Việt Nam và Mexico sang Mỹ đã tăng lần lượt khoảng 10% và 3%, làm tăng thêm áp lực lạm phát.


Theo TTXVN

Các tin khác


Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục