Từ ngày 4-6/3, Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ASEAN-Australia được tổ chức tại thành phố Melbourne với sự tham dự của lãnh đạo các nước ASEAN, Australia và Tổng Thư ký ASEAN. Thủ tướng Timor Leste được mời tham dự hội nghị lần này với tư cách quan sát viên.


Đặc phái viên về Đông Nam Á của Chính phủ Australia Nicholas Moore phát biểu tại Diễn đàn về khí hậu và chuyển đổi năng lượng sạch.

Theo phóng viên TTXVN tại Australia, Hội nghị có chủ đề "Đối tác cho tương lai”, được tổ chức trong bối cảnh quan hệ hợp tác giữa ASEAN và Australia diễn ra năng động trên nhiều lĩnh vực. Tại hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận việc tăng cường hợp tác ASEAN-Australia, tầm nhìn của hai bên về tương lai của khu vực và cách ASEAN-Australia có thể hợp tác cùng nhau để giải quyết những thách thức chung.

Trước phiên họp toàn thể với sự tham gia của các nhà lãnh đạo ASEAN và Australia, trong 2 ngày 4-5/3 sẽ diễn ra một loạt cuộc họp và sự kiện với 4 tuyến chuyên đề quy tụ các nhà lãnh đạo cộng đồng và doanh nghiệp, các chuyên gia và học giả của Australia và ASEAN, bao gồm: hội thảo khoa học hàng hải nhằm thảo luận về các thách thức cũng như cơ hội và tăng hợp tác thiết thực trên biển, nền kinh tế xanh, sinh thái học hàng hải; luật hàng hải và quản lý hàng hải…; diễn đàn về khí hậu và chuyển đổi năng lượng sạch, thảo luận về thách thức và cơ hội đối với châu Á và Australia trong quá trình chuyển đổi năng lượng sạch, các công nghệ năng lượng sạch, dịch vụ và kỹ năng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng, chuỗi cung ứng năng lượng sạch nhằm đảm bảo an ninh năng lượng trong bối cảnh đang diễn ra tiến trình chuyển đổi nhanh chóng sang năng lượng có thể tái tạo; đối thoại của các nhà lãnh đạo các nước mới nổi về các rủi ro địa chính trị tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và thúc đẩy sự phục hồi khu vực, vai trò của các hoạt động thương mại và đầu tư ASEAN-Australia; hội thảo các doanh nghiệp vừa và nhỏ bàn về thị trường tiêu dùng ASEAN, tương lai lương thực và công nghệ nông nghiệp, chuỗi cung ứng và đầu tư, tăng cường kết nối kinh tế…

Với rất nhiều chủ đề được thảo luận về những thách thức chung mà khu vực phải đối mặt, những cơ hội để nâng cao sự hợp tác và thịnh vượng của cả hai bên và cách ASEAN-Australia có thể xây dựng các mối quan hệ bền chặt, hội nghị được coi là dịp kỷ niệm vàng để hai bên cùng nhìn lại những thành quả hợp tác trong 50 năm qua, từ đó đề ra phương hướng cho quan hệ hợp tác thời gian tới sao cho xứng tầm với khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện đã được thiết lập.

Trước đó, trong thông cáo trước hội nghị, Thủ tướng Anthony Albanese nhấn mạnh Australia tự hào là Đối tác đối thoại đầu tiên của ASEAN, chia sẻ 50 năm tôn trọng và hợp tác lẫn nhau với bạn bè ở Đông Nam Á. Việc xây dựng mối quan hệ của Australia với các nước Đông Nam Á là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Australia. Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm lịch sử chung của ASEAN và Australia và tập trung vào tương lai - về cách hai bên có thể làm sâu sắc thêm mối quan hệ và sự hiện diện của Australia với khu vực ASEAN.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục