Bà Kim Yo-jong, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, tuyên bố nước này sẽ từ chối mọi liên lạc với Nhật Bản.


Bà KimYo-jong.

Theo hãng Thông tấn Trung ương KCNA, bà Kim Yo-jongđã đưa ra tuyên bố trên một ngày sau khi bà nói rằng Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã bày tỏ sẵn sàng tổ chức hội nghị thượng đỉnh với Chủ tịch Kim Jong-un.

Bà cáo buộc Tokyo thiếu can đảm để thực hiện bước khởi đầu hướng tới mối quan hệ mới giữa Triều Tiên và Nhật Bảnnhằm thay đổi lịch sử, thúc đẩy hoà bình vàổn định trong khu vực.

"Chính phủ của chúng tôi một lần nữa đã xác định rõ thái độ của Nhật Bản và kết luận chúng tôi sẽ từ chối mọi liên hệ hoặc đàm phán với phía Nhật Bản. Chúng tôi không quan tâm đến cuộc gặp thượng đỉnh Triều Tiên - Nhật Bản”, bà nói thêm.

Bà Kim Yo-jong đưa ra tuyên bố trênsaukhiChánh văn phòng nội các Nhật Bảntổ chức một cuộc họp báo ngày 25/3, nêu rõ quan điểm của Tokyo rằng họ không bao giờ chấp nhận rằng vấn đề bắt cóc người Nhật Bảnđã xong.

Mối quan hệ Bình Nhưỡng - Tokyo vốn đã căng thẳng trong nhiều năm quado Triều Tiênbắt cóc công dân Nhật Bản vào những năm 1970 và 1980.

Trong danh sách chính thức, Nhật Bản công bố 17 công dân nước này bị Triều Tiên bắt cóc, trong đó năm người đã được hồi hương năm 2002. Nhật Bản tiếp tục yêu cầu phía Triều Tiên cho 12 người còn lại về nước. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng khẳng định trong số này, 8 người đã qua đời và 4 người còn lại chưa từng đến Triều Tiên.

Trước đó hồi tháng 2, bà Kim Yo-jong cho biết Bình Nhưỡng sẽ cởi mở với ý tưởng đàm phán để cải thiện quan hệ với Tokyo. Bà Kim Yo-jong cho hay lãnh đạo Nhật Bản có thể tới thăm Bình Nhưỡng vào một thời điểm nào đó. Nhưng bà cũng lưu ý rằng Bình Nhưỡng chưa có bất cứ kế hoạch nào nhằm cải thiện quan hệ với Tokyo ở thời điểm này và Triều Tiên sẽ áp dụng cách tiếp cận "chờ và xem” đối với những ý định của Thủ tướng Kishida.

Năm 2002 đã diễn ra cuộc gặp lịch sử giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên khi đó là Chủ tịch Kim Jong-il và Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi ở Bình Nhưỡng.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục