Kết thúc Hội nghị Bộ trưởng Môi trường EU, tại Tây Ban Nha, các nước EU không nhất trí được một thỏa thuận chung về tỷ lệ cắt giảm lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính mà châu Âu có thể thực hiện. Trong khi Italia, Ba Lan, Hungary và Áo muốn giữ ở mức 20% từ nay đến năm 2020 để đợi các nước lớn khác như Mỹ và Nhật Bản đạt được điều đó, thì Pháp, Anh, Ðức và Bỉ lại ủng hộ phương án tăng mức giảm lên 30% để góp phần tháo gỡ bế tắc cho các cuộc thương lượng sẽ được tiến hành tại hội nghị khí hậu ở Mexico vào tháng 12 tới.

Ngoài ra, các nước EU cũng chưa thống nhất vấn đề giải ngân nguồn vốn cam kết dành cho các nước nghèo đối phó biến đổi khí hậu. EU dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp vào ngày 20-1 tới để ấn định tỷ lệ cần đưa ra, vì theo Hiệp ước Copenhagen, ngày 31-1 là hạn cuối để các nước châu Âu đưa ra chỉ số giảm khí thải mà họ cam kết thực hiện.


* Những tranh cãi chung quanh báo cáo của Cơ quan liên chính phủ về biến đổi khí hậu của LHQ (IPCC) được công bố năm 2007 và là bản báo cáo đã mang lại cho IPCC giải thưởng Nô-ben Hòa bình, tiếp tục "nóng" lên. Tờ Thời báo Chủ nhật (Anh) viết, việc IPCC đưa ra dự đoán "các sông băng ở Himalaya có thể biến mất vào năm 2035" không dựa trên một nghiên cứu có giá trị nào và rằng đây chỉ là những dự đoán dựa theo một nghiên cứu của nhà khoa học Nga V. Clốt-li-a-cốp được công bố năm 1996 nói rằng các sông băng ở Himalaya có thể biến mất vào năm 2350. Chủ tịch IPCC cho biết, sẽ tiến hành điều tra vấn đề báo trên nêu và sẽ sớm bày tỏ quan điểm về vấn đề này.
 
 
 
                                                                                Theo ND

Các tin khác


Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục