Cục Điều tra Liên bang Mỹ có nguy cơ đối mặt với thêm nhiều chỉ trích sau khi có nguồn tin tiết lộ rằng cơ quan này đã thu thập trái phép nội dung hàng ngàn cuộc gọi điện thoại ở Mỹ

Bằng cách giả mạo các tình huống khủng bố khẩn cấp hoặc thuyết phục các công ty điện thoại cung cấp thông tin, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã thu thập trái phép nội dung của hơn 2.000 cuộc gọi điện ở Mỹ từ năm 2002 đến 2006.


FBI bị cáo buộc đã thu thập trái phép nội dung hơn 2.000 cuộc gọi điện thoại ở Mỹ từ năm 2002 đến 2006. Ảnh: Getty Images

Quá trình phạm luật của FBI


Phương pháp thu thập thông tin trái phép nói trên được dựa trên một hệ thống được sử dụng tại văn phòng của FBI ở New York sau sự kiện khủng bố 11-9-2001, thời điểm cần nhanh chóng thu thập thông tin và kết nối chúng để tìm kiếm những dấu hiệu khả nghi được xem là một ưu tiên hàng đầu của chính phủ liên bang. Trước sự kiện khủng bố này, FBI thường thu thập thông tin về các cuộc gọi điện thoại thông qua việc sử dụng trát của đại bồi thẩm đoàn hoặc một công cụ gọi là thư an ninh quốc gia. Loại thư này chỉ được đưa ra trong các cuộc điều tra khủng bố hoặc gián điệp và phải được sự phê chuẩn của các quan chức cấp cao ở Washington.


Tuy nhiên, sự ra đời của Đạo luật yêu nước Mỹ vào tháng 10-2001 đã gia tăng việc sử dụng thư an ninh quốc gia bằng cách cho phép các quan chức cấp thấp hơn bên ngoài Washington phê chuẩn nó. Phạm vi sử dụng của công cụ này cũng được mở rộng, nhưng luật vẫn yêu cầu FBI phải gắn kết nó với một cuộc điều tra khủng bố mở.


Báo The Washington Post (Mỹ) tiết lộ rằng không lâu sau khi Đạo luật yêu nước Mỹ được thông qua, các quan chức cấp cao FBI đã nghĩ ra một hệ thống của riêng mình để thu thập thông tin trong những tình huống khủng bố khẩn cấp. Một công cụ mới gọi là “thư tình huống khẩn cấp” được sử dụng, cho phép một người giám sát tuyên bố một tình huống khẩn cấp và thu thập thông tin. Sau khi mọi việc đã rồi, họ mới đưa ra một lá thư an ninh quốc gia để trình bày chi tiết về nguy cơ khủng bố liên quan. Tuy nhiên, sau này, người ta phát hiện rằng trong một số trường hợp, nội dung các lá thư này chỉ chứa những thuật ngữ chung chung như “mối đe dọa nhằm vào phương tiện giao thông”, “mối đe dọa nhằm vào các cá nhân”,  “mối đe dọa nhằm vào những sự kiện đặc biệt”...


Sai phạm lớn và thường xuyên


Đến ngày 6-1-2003, trợ lý giám đốc FBI về chống khủng bố Larry Mefford cho phép sử dụng phương pháp trên trong một e-mail gửi cho nhân viên toàn cục.  Theo ông Mefford, phương pháp thu thập thông tin cuộc gọi điện thoại nói trên đóng vai trò “cấp thiết đối với những nỗ lực không ngừng của FBI nhằm bảo vệ quốc gia trước các vụ tấn công trong tương lai”. Trong vòng vài năm sau đó, hàng trăm yêu cầu khủng bố đã được đưa ra và nội dung của vài ngàn cuộc gọi điện thoại được thu thập. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các lá thư an ninh quốc gia đã không được đưa ra sau đó.


Có ít nhất hai nhân viên FBI đã bày tỏ những lo ngại về phương pháp nói trên. Năm 2005, đặc vụ Bassem Youssef, người phụ trách bộ phận thu thập thông tin của FBI, bắt đầu chất vấn với cấp trên về vấn đề này. Cũng trong năm này, luật sư Patrice Kopistansky của FBI cũng viết một loạt e-mail yêu cầu cấp trên xem xét giải quyết vấn đề.


Mãi đến năm 2007, FBI mới thừa nhận rằng một bộ phận của cục đã thu thập trái phép thông tin của một số cuộc gọi điện thoại. Một cuộc điều tra ban đầu của Bộ Tư pháp khi đó cho biết đã có 22 yêu cầu trái phép được FBI gửi đến các công ty điện thoại. Dù vậy,  theo báo The Washington Post, một báo cáo của tổng thanh tra Bộ Tư pháp dự kiến sẽ được công bố vào cuối tháng này, xác nhận rằng mức độ sai phạm của FBI diễn ra thường xuyên hơn và lớn hơn so với cuộc điều tra ban đầu. Khi đó, làn sóng chỉ trích FBI có thể sẽ mạnh hơn so với thời điểm những sai phạm này được phanh phui gần 3 năm về trước.

 

 

                                                                              Theo NLĐ

Các tin khác


Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục