Bỏ qua sự phản đối từ Trung Quốc, Chính phủ Mỹ vừa cho biết sẽ tiếp nhà sư Tây Tạng lưu vong Dalai Lama ngay trong tháng 2.

"Ông ấy sẽ tới đây trong tháng này". Phát ngôn viên Nhà Trắng Robert Gibbs đã nói như vậy vào hôm 4.2, sau khi các phóng viên hỏi đi hỏi lại khi nào thì Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tiếp nhà sư được coi là lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng, theo AP.

Vậy là một vấn đề gây căng thẳng quan hệ Trung - Mỹ đã được quyết định. Chủ nhân Nhà Trắng sẽ tiếp nhà sư Dalai Lama, người mà theo cáo buộc của Bắc Kinh là đang hoạt động nhằm tách Tây Tạng ra khỏi Trung Quốc.

Dù rằng hầu hết các người tiền nhiệm của ông Obama đều từng tiếp Dalai Lama, nhưng lần này vấn đề trở nên nhạy cảm hơn, khi mà chỉ khoảng hai tháng nữa thôi thì Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sẽ đến thăm chính thức Mỹ. Cuộc tiếp xúc Dalai Lama tại Nhà Trắng cũng thêm dầu vào lò lửa căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ mới bùng lên gần đây, liên quan tới một loạt vấn đề, từ cáo buộc phá hoại trên internet, Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, đến các xung đột kinh tế, thương mại.

"Chúng tôi kêu gọi phía Mỹ hãy nhận rõ tính nhạy cảm cao của vấn đề Tây Tạng và xử lý các vấn đề liên quan một cách cẩn trọng và thích hợp để tránh làm tổn hại thêm cho mối quan hệ Trung - Mỹ", phát ngôn viên Mã Triều Húc của Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng khi Washington vừa mới khẳng định sẽ tiếp Dalai Lama. Nhưng sự phản đối ấy không khiến Mỹ rút lại ý định của mình.

Theo kế hoạch, Dalai Lama sẽ đến thăm Washington trong các ngày 17 và 18.2, nên có thể cuộc gặp với Tổng thống Obama sẽ diễn ra trong dịp này.

Tất nhiên là ông Obama không phải "bỗng dưng" muốn chọc giận Trung Quốc bằng việc tiếp Dalai Lama. Cuộc tiếp xúc này cho thấy một chính sách quen thuộc lâu nay của Mỹ, một mặt thừa nhận Tây Tạng thuộc Trung Quốc, mặt khác tiếp xúc với nhà sư Tây Tạng, cũng tương tự như thừa nhận "một Trung Quốc" trong khi vẫn bán vũ khí cho Đài Loan. Bước đi này, về mặt ngoại giao, cho thấy Mỹ không hề nhượng bộ trước áp lực từ Trung Quốc. Đây cũng là hành động trả đũa một số quyết định của Trung Quốc, chẳng hạn như việc Bắc Kinh không ủng hộ gia tăng trừng phạt Iran.

Mặt khác, tiếp Dalai Lama cũng là quyết định mà ông Obama không thể tránh được vì những áp lực trong nước. Sự tín nhiệm dành cho đảng Dân chủ và chính bản thân Tổng thống Obama đang xuống tại Mỹ. Một sự lánh mặt đối với Dalai Lama sẽ khiến những người chỉ trích có thêm lý do để khẳng định rằng ông Obama đã quá coi trọng việc cải thiện quan hệ với Trung Quốc mà quên đi vấn đề vốn luôn được các Chính phủ Mỹ nhấn mạnh, đó là nhân quyền. Dù Washington coi Tây Tạng thuộc Trung Quốc, nhưng họ cũng không ngừng chỉ trích Bắc Kinh vi phạm nhân quyền ở Tây Tạng, điều mà phía bên kia luôn bác bỏ. Tiếp Dalai Lama và nêu lên vấn đề nhân quyền có thể giúp ông Obama làm dịu bớt các ý kiến chỉ trích.

Thế nên, tiếp Dalai Lama không chỉ là một động thái đối ngoại. Nó còn là bước đi đối nội trong một thời điểm rất nhạy cảm đối với ông Obama.

                                                                    Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục