Hình ảnh khu vực Thái Lan, Campuchia trên Google Earth

Hình ảnh khu vực Thái Lan, Campuchia trên Google Earth

Campuchia vừa phản đối việc Google (GOOG.O) đưa ra tấm bản đồ mà nước này coi là "sai lệch cơ bản" về biên giới tranh chấp Thái Lan - Campuchia, và cáo buộc công ty cung cấp dịch vụ tìm kiếm lớn nhất thế giới này "vô trách nhiệm nghề nghiệp".

Campuchia, nước vẫn đang trong tình trạng căng thẳng chính trị gay gắt với Thái Lan vì vấn đề phân định biên giới, nói, bản đồ Google Earth là "không đúng sự thật và phi thực tế" và kêu gọi Google dỡ bỏ ngay tấm bản đồ đó vì nó không được quốc tế thừa nhận.

Campuchia đã đưa đơn khiếu nại một ngày trước chuyến thăm đầu tiên của thủ tướng Hun Sen tới khu vực tranh chấp, động thái có khả năng sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước láng giềng này.

Svay Sitha, tổng thư ký Hội đồng bộ trưởng Campuchia, viết trong đơn vào ngày thứ 6 (5/2): "Bản đồ này không đúng sự thật và phi thực tế, và cho thấy sự thiếu trách nhiệm nghề nghiệp".

"Vì thế chúng tôi yêu cầu Google phải rút lại  và thay thế tấm bản đồ sai lệch và không được quốc tế công nhận này".

Cả hai nước đều đang có sự hiện diện quân sự khá lớn dọc biên giới, nơi từng diễn ra cuộc đụng độ đẫm máu 3 năm trước.

Tâm điểm tranh chấp là ngôi đền Preah Vihear từ thế kỷ 11, mà theo phán quyết của tòa án quốc tế năm 1962 thì quyền sở hữu được trao cho Campuchia. Tuy nhiên, nhiều người Thái không hoàn toàn chấp nhận quyết định này và ngôi đền vẫn được hai nước sử dụng để khơi dậy tinh thần chủ nghĩa dân tộc.

Thái Lan năm ngoái đã rút lại cam kết ủng hộ Campuchia trình Preah Vihear lên UNESCO để được công nhận là di sản thế giới, với lý do rằng tranh chấp pháp lý liên quan tới đất quanh ngôi đền vẫn chưa được giải quyết.

Động thái này càng làm Hun Sen phẫn nộ. Năm ngoái, ông đã đưa ra quyết mà Thái Lan cho là khiêu khích khi mời cựu thủ tướng lưu vong của Thái Lan, Thaksin Shinawatra, làm cố vấn kinh tế cho chính phủ.

Google hiện còn đang trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc và hồi tháng trước nói rằng sẽ xem xét lại hoạt động kinh doanh của hãng ở đó sau một loạt các vụ tấn công phức tạp vào hệ thống của công ty.

 

                                                                                     Theo Vnn

 

 

Các tin khác


Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục