Nhân viên an nin kiểm tra đường ống dẫn dầu bị phá huỷ tại châu thổ Niger

Nhân viên an nin kiểm tra đường ống dẫn dầu bị phá huỷ tại châu thổ Niger

Phong trào giải phóng châu thổ Niger (MEND) vừa tuyên bố hủy bỏ thỏa thuận ngừng bắn vô điều kiện do Tổng thống Nigeria Yar'Adua thương lượng với phong trào này hồi tháng 10-2009

Ðồng thời cảnh báo rằng, các nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt có đường ống dẫn dầu, khí và công nhân đang làm việc ở khu vực châu thổ Niger sẽ phải hứng chịu một "cuộc tiến công tổng lực dữ dội" của phong trào này. Công ty dầu mỏ Shell đã phải đóng cửa ba trạm bơm dầu ở châu thổ Niger của Nigeria sau khi đường ống dẫn dầu Trans Ramos, nằm ở bang Bay-en-xa ở miền nam nước này, bị phá hoại làm chảy dầu vào các lạch ở châu thổ Niger. MEND cho biết, nhóm vũ trang này không "trực tiếp chịu trách nhiệm" về vụ phá hoại nói trên. Từ tháng 1-2006 đến nay, các phiến quân thuộc châu thổ Niger đã thực hiện hàng loạt vụ tiến công nhằm vào các đường ống dẫn dầu, bắt cóc nhân viên công ty dầu mỏ nước ngoài và giao tranh với quân đội chính phủ, đồng thời yêu cầu chính phủ cung cấp thêm các nguồn thu từ dầu mỏ cho khu vực miền nam hiện còn nghèo đói. Tình trạng bạo lực khiến sản lượng dầu mỏ của Nigeria giảm một triệu thùng/ngày và làm nước này mất vị trí là nước khai thác dầu mỏ lớn nhất châu Phi. Việc MEND tuyên bố hủy bỏ thỏa thuận ngừng bắn với chính phủ vào lúc Tổng thống Adua vắng mặt hơn hai tháng qua vì đi chữa bệnh ở nước ngoài đang phủ bóng đen lên môi trường đầu tư ở nước có nền kinh tế lớn thứ hai ở châu Phi này. Sự bất ổn định về chính trị cũng đang tạo ra những nguy cơ từ cải cách kinh tế đến thiết lập hòa bình ở châu thổ Niger, khu vực sản xuất dầu mỏ của Nigeria.


Tuyên bố hủy bỏ thỏa thuận ngừng bắn của MEND nhằm gây thêm sức ép  đối với các nhà lãnh đạo Nigeria giải quyết sự bế tắc về chức tổng thống của nước này. Ông Adua sang chữa bệnh tim và bệnh thận ở A-rập Xê-út từ ngày 23-11 năm ngoái nhưng ông không chính thức trao quyền hành cho Phó Tổng thống Goodluck Jonathan khiến Nigeria đứng trước bờ vực khủng hoảng hiến pháp. Ông B.Jonathan và phe đối lập đã yêu cầu ông Adua chính thức thông báo cho QH về sự vắng mặt của ông, một động thái để ông Jonathan trở thành Quyền Tổng thống. Tuy nhiên Chính phủ Nigeria đã hai lần thông qua nghị quyết nêu rõ rằng ông Adua vẫn đủ sức khỏe để điều hành công việc đất nước theo đường hướng của đảng Dân chủ nhân dân cầm quyền. Nhiều nhà phân tích lo ngại rằng, tình trạng bế tắc nói trên có thể kéo dài hằng tháng do phe phái của ông Adua từ chối từ bỏ quyền lực. Cho đến nay người ta mới chỉ biết ông đi chữa bệnh ở A-rập Xê-út nhưng được biết rất ít về tình trạng sức khỏe của ông. Trong khi đó, không một bộ trưởng nào trong chính phủ công khai cho biết đã nói chuyện với ông và chưa thấy ông xuất hiện trước công chúng kể từ ngày ông ra nước ngoài chữa bệnh. Năm 2011 Nigeria diễn ra cuộc bầu cử tổng thống. Cho đến nay chưa rõ ai là ứng cử viên của đảng cầm quyền và nếu ông Adua trở về hoặc ông Jonathan lên nắm quyền thì cuộc chạy đua giành chức Tổng thống Nigeria diễn ra như thế nào.


MEND cảnh báo mở "cuộc tiến công tổng lực dữ dội" là nhằm làm gián đoạn sản lượng dầu mỏ ở nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ tám trên thế giới. Dầu thô ngọt nhẹ của Nigeria được các nhà máy lọc dầu của Mỹ và châu Âu ưa chuộng vì dễ chế biến thành các sản phẩm dầu. Việc làm gián đoạn sản xuất dầu mỏ ở châu thổ Niger đồng  nghĩa với việc làm gián đoạn nguồn cung cấp dầu mỏ tác động nhanh đối với  thị trường dầu mỏ thế giới. Các cuộc tiến công vào các cơ sở năng lượng của Nigeria đã làm giá dầu mỏ tăng lên mức kỷ lục gần 150 USD/thùng trong năm 2008. Theo chương trình ân xá của Tổng thống Adua đưa ra năm 2009, chính phủ nước này trả lương, đầu tư vào giáo dục và tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho hàng nghìn tay súng, trong đó có quân nổi dậy thuộc MEND, đã hạ vũ khí. Chương trình ân xá đã làm tình hình ở châu thổ Niger tương đối bình yên, tạo điều kiện cho nhiều công ty dầu mỏ nước ngoài sửa chữa và nối lại hoạt động ở một số cơ sở sản xuất dầu mỏ. Tuy nhiên, chương trình ân xá này đã bế tắc kể từ khi ông Adua đi chữa bệnh ở A-rập Xê-út. Nhiều nhà phân tích cho rằng, Nigeria đã bỏ lỡ cơ hội để giải quyết "vấn đề châu thổ Niger". Theo họ, nhiều thủ lĩnh của MEND đã hạ vũ khí, những thủ lĩnh mới của MEND tuy có ít quân hơn so với các thủ lĩnh trước đây, nhưng vẫn có khả năng mở các cuộc tiến công các đường ống dẫn dầu và cơ sở sản xuất dầu mỏ, nơi an ninh yếu kém. Ông D.Ô-y-uôn-le, Chủ tịch Trung tâm về chính sách châu Phi và chiến lược hòa bình cho biết, rất dễ dàng tiến công một đường ống dẫn dầu ở châu thổ Niger vì Nigeria không có khả năng bảo vệ toàn bộ khu vực này. Các cơ sở dầu mỏ như Forcados, EA và Bonny của Công ty Shell trước đây thường là mục tiêu tiến công của MEND vì nó nằm ở ngoài khơi. Cơ sở dầu mỏ Brass River của Công ty Agip và các đường ống dẫn dầu Escravos của Công ty Chevron cũng bị tiến công. Các mỏ dầu ngoài khơi như Bonga của Shell và Erha của ExxonnMobil được bảo vệ tốt hơn nhưng cũng bị MEND tiến công ít nhất một lần trong hai năm qua. An ninh bất ổn khiến Nigeria chỉ duy trì sản lượng dầu mỏ ở mức khoảng hai triệu thùng/ngày trong khi khả năng sản xuất của nước này là khoảng ba triệu thùng/ngày. 


Diễn biến phức tạp của tình hình nói trên khiến cơ hội cải cách luật bầu cử, ngành dầu mỏ và ngân hàng cùng với việc xem xét lại giấy phép dành cho các công ty dầu mỏ Shell và Chevron gặp khó khăn, làm cho tình hình Nigeria tiếp tục diễn biến phức tạp và không ổn định.
 
 
   
                                                                                Theo ND

Các tin khác


Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục