Đó là một ngày nắng rực rỡ tại New Mexico. Thời tiết khô và nóng là kiểu tiêu biểu vùng Tây Nam Mỹ. Mặt trời chói chang chiếu xuống các toà nhà, khiến mọi người khó có thể đi lại ngoài đường nếu không mang kính râm. Trên một cây cầu nhỏ ở trung tâm Santa Fe, có hai người đàn ông gặp nhau. Một mặc áo cộc và quần kaki, dáng người mảnh khảnh. Một người thấp đậm, ăn mặc có vẻ không hợp thời với chiếc mũ phớt và áo mưa.

 

s
Klaus Fuchs (Ảnh losalamoshistory)

Quả bom nguyên tử đầu tiên

Họ cùng nhau đứng trên cây cầu và không ai để ý tới họ khi họ chỉ nằm trong số rất nhiều người lạ mặt xuất hiện ở Santa Fe những năm chiến tranh. Tuy nhiên, vào cái ngày tháng 6 năm 1945 ấy, cuộc gặp này không hoàn toàn là ngẫu nhiên. Nhiệm vụ của hai người đàn ông là giao một chiếc bì thư tới miền đông.

Bì thư chứa đựng những yếu tố căn bản của việc chế tạo bom nguyên tử.

Đó không không phải là lần đầu tiên hai người gặp nhau. Năm hoặc sáu lần trước trên cây cầu tại Santa Fe, người đàn ông gầy mảnh đưa cho người thấp đậm một chiếc phong bì khác chứa đựng tài liệu khoa học. Cũng có những cuộc gặp ở New York. Hầu hết là rất ngắn chỉ vài phút. Họ thực sự không biết rõ về nhau. Người đưa thư thấp đậm chỉ biết gọi là "Raymond". Tại New York, bốn ngày sau cuộc gặp ở Santa Fe, người đưa thư mang chiếc phong bì tới đầu mối liên lạc người Nga, giống như những lần giao bì thư bí mật sau các cuộc gặp khác.

Một tháng sau cuộc gặp ở Santa Fe, vào tháng 7/1945, vụ thử quả bom nguyên tử đầu tiên diễn ra ở sa mạc New Mexico. Người đàn ông cao gầy quan sát sự kiện quan trọng ấy từ trên cây cầu, cách vụ nổ ở sa mạc khoảng 9km. Sau tất cả, anh có một mối quan tâm đặc biệt trong vụ nổ khác thường này. Anh cần tạo ra một thứ vũ khí mới và kinh hoàng. Anh quan sát kỹ càng khi một cột khói cam bốc lên với mũ hình nấm màu trắng. Một tháng sau đó, vào tháng 8, Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima. Thời kỳ hạt nhân này hiện đã được chính thức công nhận.

Vào 23/9/1949, bốn năm một tháng sau Hiroshima, Tổng thống Truman tuyên bố Liên Xô đã phát nổ một quả bom nguyên tử. Việc sở hữu độc quyền loại vũ khí huỷ diệt lớn nhất sau này được biết là bắt nguồn từ người đàn ông từng làm việc ở Mỹ.

Các nhà khoa học Mỹ đảm bảo với tổng thống và các cố vấn của ông ta rằng, việc Nga phát triển bom nguyên tử cần ít nhất hai năm,và nhiều hơn là năm năm trong tương lai. Vậy người Nga có thể đẩy nhanh tiến trình khoa học nhanh hơn nhiều người Mỹ tin tưởng? Quan trọng hơn, là họ có thể lấy trộm bí mật của Mỹ?

Vài tháng sau khi Nga tiến hành thử nghiệm bom nguyên tử, một nhà vật lý người Anh làm việc cho Dự án Manhattan phát triển bom nguyên tử của Mỹ tại Los Alamos, New Mexico, khi ấy là trợ lý giám đốc dự án bom nguyên tử Anh tại Harwell ở Anh thú nhận rằng, anh đã chuyển các bí mật nguyên tử cho người Nga. Anh là người đàn ông cao gầy trong các cuộc gặp trên cây cầu.

Tên anh ta là Klaus Emil Fuchs, và được coi là một trong những điệp viên nguyên tử quan trọng nhất trong lịch sử. Những tên tuổi nổi tiếng trong lịch sử ăn trộm bí mật bom nguyên tử như Allan Nunn May, Julius và Ethel Rosenberg, cũng như David Greenglass đều khó sánh với nỗ lực của người Nga như Klaus Fuchs.

Một người đàn ông Mỹ tên là Theodore Hall, làm việc tại Los Alamos cùng thời điểm đó, cung cấp nhiều thông tin như Fuchs, sau đó duy nhất xác nhận những gì Fuchs đưa cho Raymond là người đưa thư thấp đậm.

Ai là Klaus Fuchs? Động cơ nào khiến anh phản bội lại nước Anh, từ bỏ đất nước và đồng minh của họ? Anh ta cung cấp cho người Nga chính xác những gì? Những gì làm nên tính cách và tinh thần của một trong những điệp viên nguyên tử vĩ đại nhất lịch sử? Và anh bị bắt thế nào?

Fuchs là, như Winston Churchill nói “người bí ẩn bọc trong tấm màn bí ẩn”.

Một điệp viên được sinh ra

Năm năm trước cuộc gặp định mệnh tại Santa Fe năm 1940, Klaus Fuchs bị giam trong một nhà tù ở khu đất khô cằn tại Canada. Nước Anh quyết định rằng, mọi người Đức đều là nguy cơ an ninh, và Klaus là nạn nhân của những lo lắng ấy.

Cuộc sống chỉ có đi lại và đọc sách, không liên lạc với bất cứ ai ở thế giới bên ngoài. Nếu không có những món quà là các tài liệu khoa học từ Isaac Halperin, người anh chưa từng gặp mặt, Fuchs có thể đã tự sát, giống như những người bạn tù. Nhà cầm quyền Canada cấp cho anh những điếu thuốc ít ỏi, Fuchs hút thường xuyên khi anh đi lại và đọc sách.

s
Ảnh epicidiot

Đột nhiên, vào một ngày tháng 12, Fuchs được thả tự do. Người tù Đức muốn trở lại Anh. Rất nhiều người trong số họ học vấn tốt, giáo dục cao. Chín tháng sau, Klaus Fuchs cuối cùng đã được phép trở lại công việc anh chuẩn bị từ bấy lâu – nhà vật lý lý thuyết.

Anh ở lại với bạn bè tại Birmingham. Anh là một người bạn tốt, dễ gần và tốt bụng. Các giáo sư của anh không bỏ rơi anh, và họ tìm cho anh một vị trí nghiên cứu. Tháng 5/1941, anh trở lại công việc là nhà vật lý lý thuyết. Dự án mang cái tên rất lạ "Tube Alloys".

Anh có rất nhiều bạn bè. Rudolph Peierls là thầy giáo cũ của anh và Michael Perrin là trợ lý giám đốc ở Tube Alloys. Cả hai người này có tác động lớn với tương lai của anh. Công việc rất thú vị, họ làm việc cùng nhau trong nhiều tiếng đồng hồ với sự hài lòng về một ý tưởng mới. Ý tưởng ấy chính là bom nguyên tử. "Tube Alloys" thực ra không có gì khác ngoài việc chính là một dự án bom nguyên tử của người Anh.

Fuchs vui vẻ. Ở đây, anh là một thành viên trong một gia đình, nơi anh có thể thư giãn với rất nhiều whisky và nhảy múa với bạn bè. Nếu không có cuộc chiến tranh, cuộc sống quả là hoàn toàn tuyệt vời.

Điều anh không thể hiểu là tại sao, Anh, Mỹ và Canada có thể chia sẻ thông tin về việc phát triển một loại vũ khí hùng mạnh, nhưng lại giấu kín một đồng minh khác, đó là Liên Xô. Rõ ràng là người Anh và người Mỹ không có ý định để Đức và Nga tự đánh lẫn nhau. Anh tin, sứ mệnh bảo vệ loài người nằm chính ở sự thành công của chủ nghĩa cộng sản, chứ không phải hệ thống tư bản. Anh cũng giống như những người bạn Anh của mình, nhưng anh tin, những người bạn Nga vô hình đang đấu tranh cho một thế giới tốt đẹp hơn. Anh thấy phải làm điều gì đó.

Buổi sáng hôm sau, Fuchs tới sân ga Paddington của London, đi bộ gần một cây số tới Đại sứ quán Nga và yêu cầu được gặp tuỳ viên quân sự. Một người đàn ông cao, lịch sự đã gặp anh, chỉ dẫn anh tới khu vực riêng của mình và hỏi có thể làm gì giúp anh. Tuỳ viên quân sự, Jurgen Kuczynski, chính xác là một người đàn ông trong toà đại sứ mà Fuchs từng hình dung. Ông chính là một điều phối viên các hoạt động điệp viên tại Anh, thành viên của Ban Giám đốc Tình báo quân sự. Ông mời Klaus một tách trà, theo phong cách Nga.

Sự nghiệp điệp viên của Klaus Fuchs bắt đầu.

Tuỳ viên nói với Fuchs rằng, một cô gái từ Banbury sẽ liên lạc với anh.

Trốn từ nước Đức

Tháng 7/1942, Fuchs gần 31 tuổi, làm việc trong một dự án chưa được phân loại với nỗ lực rất cao, và anh sớm trở thành một công dân Anh. Đó là con đường quá dài kể từ khi anh bắt đầu cuộc sống ở Russelsheim, Đức năm 1911.

Như một mối duyên nợ với Anh. Cha anh sớm từng theo thuyết Lu-ti đã trở thành một tín đồ phái Quaker, và thường viếng thăm các bạn bè ở Anh trước Thế chiến thứ nhất, nghĩa là trước khi Klaus chào đời. Ở đây có một mối quan hệ, giữa gia đình Fuchs và người Anh.

Trong khi nhớ rất ít về Thế chiến I, Klaus lại rất nhớ về một tuổi thơ hạnh phúc. Hay chí ít, trong ký ức anh, đó là thời gian hạnh phúc.

Chị cả của anh là Elisabeth, đã lập gia đình với một người cấp tiến và có một cậu con trai. Phát xít Đức tống giam chị nhiều lần vì các hoạt động chính trị và năm 1939, chị đã nhảy từ một cây cầu xuống đường ray khi đoàn xe lửa sắp tới do bị mật vụ Đức truy đuổi. Gerhard, anh trai của Fuchs cũng bị đuổi khỏi trường luật vì những quan điểm chống đối. Cô em gái nhỏ Kristel, bị mắc chứng tâm thần phân liệt. Kristel đã tới trường Swarthmore ở Mỹ, nhưng chủ yếu ở trong bệnh viện tâm thần suốt những năm tháng theo học. Trên tất cả, những đứa trẻ nhà Fuchs được cha là Emil giáo dục. Họ có mặt trên trái đất để phụng sự, để bảo vệ lý tưởng và tôn trọng đức tin.

* * *
Anh nhớ về một chuyến đi khác, chuyến đi từ Đức tới Thuỵ Sĩ năm 1933. Phát xít Đức tìm kiếm anh.

Những ngày trong trường đại học của Klaus, sinh viên hăng hái theo đuổi ủng hộ các đảng phái chính trị. Klaus ra nhập Đảng Xã hội Đức, vì cho rằng đây sẽ là đảng thay thế phát xít. Sau đó, khi những người theo đảng xã hội từ bỏ lý tưởng của mình, đi theo Hitler và đưa hắn lên đỉnh cao quyền lực năm 1932, Klaus trở nên vỡ mộng với những người từng có cùng chí hướng, anh gia nhập Đảng Cộng sản Đức, là đảng chính trị duy nhất hoạt động chống lại Hitler.

Đầu năm 1933, toà nhà quốc hội Đức bị cháy, Hitler đổ lỗi cho những người theo đảng Cộng sản. Klaus đang trên đường tới dự một cuộc họp của đảng ở Berlin thì nghe thấy tin tức này. Anh không còn chọn lựa nào ngoài việc trốn thoát. May mắn thay chuyến tàu tới Berlin chỉ có nửa khách và lịch trình tiếp tục tới Thuỵ Sĩ. Trong bảy giờ đi tàu, anh có thể trốn từ toa này sang toa khác, tránh được những người kiểm tra giấy tờ nhận dạng.

Tại Thuỵ Sĩ, anh lên tàu khác, lần này tới Paris. Chuyến tàu đưa anh đến Thủ đô nước Pháp vào sáng sớm. Anh có mẩu giấy ghi tên một vài người bạn Quaker của cha. Paris là nhà của anh trong vài tháng, và sau đó Klaus tìm đường tới Anh. Giờ đây, chiếc vali méo mó đã được thay thế bằng một túi vải bạt. Mọi tài sản giá trị nhất của anh chỉ nằm trong chiếc túi duy nhất ấy…

 

                                                                      Theo VietNamnet

Các tin khác


Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục