Eo biển Malacca nằm trên tuyến giao thông cực kì quan trọng - là nơi vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy từ châu Âu, châu Phi, Nam Á, Trung Đông đi Đông Nam Á, Đông Á, cũng là mục tiêu nóng của các vụ cướp biển, khủng bố.

 

 



Eo biển Malacca nằm giữa đảo Sumatra (Indonesia) và bán đảo Mãlai (Tây Malaysia), nối Ấn Độ Dương và Biển Đông, dài hơn 800 km, rộng gần 38km nhưng nơi hẹp nhất chỉ có 1,2km. Dưới góc độ giá trịnh kinh tế và chiến lược, tầm quan trọng của tuyến đường biển qua Malacca sánh ngang với kênh đào Suez hoặc Kênh đào Panama.

Eo biển này hình thành nên hành lang tàu thủy chính giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nối ba nước đông dân nhất thế giới là Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc và vì vậy được xem là điểm điều tiết giao thông quan trọng nhất ở châu Á. Mỗi năm có hàng chục nghìn tàu thuyền qua lại, bao gồm tàu chở dầu, tàu chở container, tàu đánh cá.

Eo biển Malacca nổi tiếng với các cảng lớn như Belawan của Indonesia, Melaka và Penang của Malaysia. Singapore là điểm cuối cùng ở phía Nam của eo biển này. Năm 2003, một nửa số dầu mỏ vận chuyển bằng đường biển đi qua Malacca, tương đương với khoảng 11 triệu thùng (1,7 triệu m)/ngày và mức độ nhộn nhịp của các hoạt động buôn bán tại khu vực này được dự đoán là sẽ tăng tỷ lệ thuận với nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng cao của Trung Quốc.

Điểm hẹp nhất của tuyến vận tải biển qua eo biển Malacca là ở đoạn kênh Phillips của eo biển Singapore. Đây cũng là một trong những điểm thắt cổ chai quan trọng nhất trên thế giới, nơi tiềm ẩn những nguy cơ va chạm, mắc cạn hoặc tràn dầu, cướp biển.
 

Tàu tuần tra tăng cường bảo vệ tàu hàng ngoài khơi bờ biển Singapore đầu tháng 3 năm nay

Khoảng 400 tuyến đường biển và 700 cảng biển trên toàn thế giới phải nhờ vào Malacca và Eo biển Singapore để đến cảng Singapore. 80% lượng dầu của Nhật Bản nhập từ Trung Đông phải qua Eo biển Malacca. Nếu bỏ qua eo biển này, các tàu thuyền sẽ phải trải qua chặng đường khoảng hơn 2.200 km từ vùng Vịnh, và nếu đóng cửa Malacca, tần suất vận chuyển của các tuyến đường biển và đường không trên toàn thế giới sẽ ngay lập tức tăng vọt.

Vai trò chiến lược của eo biển Malacca ngày càng quan trọng, khi khối lượng dầu mỏ của Trung Quốc nhập khẩu từ Trung Đông tăng mạnh. Kinh tế Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào tuyến đường biển này. Một nửa số tàu chở nhiên liệu của ba nước trên đi qua đây.

Eo biển Malacca từng được đặt dưới sự kiểm soát của các nước Arập, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Anh. Vào giữa thế kỷ 19, đây là nơi ẩn náu của những tên cướp biển mà mục tiêu của chúng là nhằm vào những tàu buôn của Anh và Hà Lan. Cho đến nay, những đoạn eo biển hẹp, những vỉa đá ngầm nông, hàng nghìn hòn đảo nhỏ và mật độ qua lại dày đặc của hàng trăm chuyến tàu thương mại mỗi ngày đã khiến vùng biển này không chỉ là giấc mơ của những tên cướp biển mà còn cả những nhóm khủng bố và nổi dậy.

Tàu bè qua lại trên Eo biển Malacca, đoạn giữa Indonesia và Malaysia

Theo thống kê, eo biển Malacca chiếm tới 1/3 các vụ cướp biển trên thế giới. Số lượng các vụ cướp tăng gấp ba lần trong ba thập kỷ qua. Trong năm 1994 xảy ra 25 vụ tấn công thì đến năm 2000 đã có 220 vụ tấn công được ghi nhận.

Đầu tháng 3 năm nay, Indonesia, Malaysia, and Singapoređã tăng mức báo động khủng bố khi có tin tình báo cho biết các phần tử khủng bố đang lên kế hoạch tấn công các tàu thuyền qua Malacca. Đe dọa này không ngăn được hàng triệu thùng dầu mỏ được tàu thuyền chở qua khu vực này mỗi ngày. Là một trong những tuyến đường biển đông đúc nhất thế giới, hoạt động vận tải gián đoạn ở khu vực này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế khu vực và thế giới. Theo số liệu năm 2006-2007 từ Bộ Năng lượng Mỹ, gần 1/3 số dầu mỏ được chuyển bằng tàu thuyền qua eo biển này, biến nó trở thành một trong hai tuyến đường thủy quan trọng nhất thế giới.

Mối đe dọa khủng bố tập trung vào khả năng một tàu lớn có thể bị cướp và đánh đắm ở một điểm nước nông (nơi nông nhất của eo biển Malacca là 25m), gây ách tắc trên toàn tuyến và khi đó, thương mại toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một nguy cơ khác là khói bụi xuất hiện mỗi năm do những đám cháy rừng lớn ở Sumatra, Indonessia. Khói bụi có thể khiến tuyến đường biển này bị kẹt cứng, theo đúng nghĩa đen của từ này, do tầm nhìn bị hạn chế xuống tới 200m, khiến các hoạt động vận tải ở những đoạn đường hẹp và đông đúc trở nên nguy hiểm.

 

                                                                                Theo DanTri

Các tin khác


Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Vụ sập tòa nhà ở Nam Phi: Lực lượng cứu hộ tìm kiếm xuyên đêm

Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, tối 8/5, chính quyền thành phố George của Nam Phi xác nhận tổng số người thiệt mạng trong vụ sập tòa nhà đang thi công đã lên tăng lên 8 người, sau khi một thi thể được tìm thấy trong đống đổ nát.

Giá dầu thế giới hạ nhiệt nhờ lo ngại về nguồn cung dịu bớt

Giá dầu thế giới chốt phiên 7/5 giảm nhẹ, khi có những dấu hiệu cho thấy lo ngại về nguồn cung dịu bớt, trong khi các nhà giao dịch chuyển hướng chú ý tới số liệu về dự trữ của Mỹ.

Scotland (Anh) có Thủ hiến mới

Chính trị gia kỳ cựu John Swinney ngày 7/5 trở thành Thủ hiến mới của vùng Scotland sau khi được cơ quan lập pháp Scotland (SP) bầu với tỷ lệ 64 phiếu thuận, 57 phiếu chống và 7 phiếu trắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục