Nhờ đạo luật quyền được thông tin, nhiều quan chức địa phương ở Ấn Độ không dám nhũng nhiễu và lạm dụng quyền lực

Tập trung dưới bóng cây cổ thụ thiêng của ngôi làng nhỏ, nghèo và đông dân Bharavan của bang Uttar Pradesh, người dân có thể viết đơn chất vấn về những công việc của chính quyền từ chuyện trường học, thuế khóa, việc làm đến khiếu nại về tài sản, đất đai hoặc đặt nghi vấn về những bất công thường ngày để yêu cầu chính quyền trả lời.

Theo nhật báo Pháp La Croix, đạo luật quyền được thông tin được xem là phương thuốc thần diệu để chống tham nhũng ở Ấn Độ.


Thành quả đấu tranh


Bắt đầu có hiệu lực từ tháng 10-2005, do sự thôi thúc của Chủ tịch Đảng Quốc đại Sonia Gandhi, đạo luật quyền được thông tin cho phép công dân biết về sổ sách và một số công việc hành chính khác.

Trong lúc nạn nhũng nhiễu và lạm quyền vẫn tồn tại ở nhiều địa phương Ấn Độ thì đạo luật này được xem là công cụ chống lại tệ nạn này của người dân bình thường. Đây cũng là thành quả của phong trào rộng lớn, trong đó có những nhà đấu tranh nổi tiếng của Ấn Độ như bà Aruna Roy, đòi minh bạch hóa hoạt động chính quyền.


Hồi năm 2003, ông Muna Lal Shukla, 35 tuổi, đã tuyệt thực 11 ngày và nằm dài dưới bóng cây của làng Bharavan yêu cầu được biết về các khoản chi tiêu của hội đồng địa phương. Cuối cùng, khi chính quyền nhượng bộ, ông Shukla biết rằng ngân sách đã được chi vào những khoản có lợi cho các viên chức dân cử địa phương.

Hiện nay, ông Shukla sử dụng công cụ mới là quyền được thông tin. Trước đây là hiệu trưởng một trường trung học, ông giúp đỡ người dân thảo đơn yêu cầu được thông báo về những công việc của chính quyền liên quan đến đời sống thiết thực của họ.



Bà Sonia Gandhi (phải), một trong những người tích cực vận động cho đạo luật quyền được thông tin. Ảnh: AP


Ông cho rằng trong lúc các cơ quan hành chính muốn che giấu nhưng người dân hiểu điều đó và họ đòi được biết về những khoản thu chi trong ngân sách.


Anh Yesbir Singh, 28 tuổi, muốn biết khoản tiền dành cho việc xây dựng nhà vệ sinh công cộng của làng đi về đâu và nghi ngờ có viên chức bỏ túi riêng.

Nhiều nông dân khác giống như ông, muốn mang ra ánh sáng những chuyện tham nhũng trong những công trình liên quan thiết thực với họ như điện, nước, chiếu sáng, thủy lợi và nhiều dự án công khác hầu như không bao giờ hết trong một xã hội nông thôn đang phát triển.

Theo ông Shukla, chuyện đất đai và tài sản lâu nay vẫn được xem là vấn đề nhạy cảm nhất, đứng đầu về yêu cầu được thông tin, chiếm 1/3 trong tổng số đơn thư yêu cầu.


Quan chức tránh né


Trên thực tế, quyền được thông tin cũng chỉ được đáp ứng một phần. Ông Shukla nhận định: “Trong số 150 yêu cầu của chúng tôi, chỉ có 50 phản hồi thỏa đáng. Hầu như chúng tôi không nhận được trả lời thông tin về cảnh sát.

Mặt khác, nhiều khi chúng tôi phải chờ hơn một năm so với thời hạn luật định chỉ có 30 ngày hoặc nhiều khi cơ quan hữu trách không nhận được yêu cầu của chúng tôi”. Một viên chức địa phương thổ lộ: “Phản ứng đầu tiên của chúng tôi là nghĩ ra cách để có thể từ chối trả lời”.


Đối với viên chức chính quyền, luật quyền được thông tin quy định phạt thậm chí có thể bị điều tra tư pháp khi họ từ chối trả lời yêu cầu muốn biết của người dân.

Trên thực tế, đạo luật này gây phiền phức cho nhiều quan chức đã quen giấu kín chuyện đút lót. Một số quan chức cao cấp, có cả bộ trưởng và thẩm phán, từng bị phát hiện tham nhũng bắt nguồn từ yêu cầu minh bạch thông tin của người dân. Do đó, đạo luật này từng bị đề nghị sửa đổi đến hai lần.

 

                                                                                  Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục