Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua đã lạc quan khai mạc hội nghị an ninh hạt nhân tại Washington cùng sự tham dự của đại diện 47 quốc gia trên thế giới, với một cam kết từ Ukraine rằng nước này sẽ hủy nguyên liệu hạt nhân cấp độ vũ khí.

 

Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Ukraine Viktor Yanukovich (trái).

Nhà Trắng cho hay Ukraine sẽ từ bỏ uranium làm giàu cao có thể được sử dụng chế tạo vũ khí hạt nhân vào năm 2012, thời điểm diễn ra hội nghị an ninh hạt nhân tiếp theo. Động thái này của Ukraine đã được phía Mỹ ca ngợi là “quyết định mang tính bước ngoặt”.

“Đây là điều mà Mỹ đã cố gắng biến thành hiện thực trong hơn 10 năm qua”, phát ngôn viên Nhà Trăng Robert Gibbs nói. “Số nguyên liệu của Ukraine đủ để chế tạo vài quả bom hạt nhân”.

Quyết định của Ukraine phù hợp với mục tiêu của ông Obama là thu gom tất cả nguyên liệu hạt nhân nguy hiểm trên thế giới trong vòng 4 năm. Nhà Trắng hi vọng mục tiêu này sẽ được tất cả các quốc gia tham dự hội nghị ủng hộ vào phiên bế mạc hôm nay.

Cam kết của Ukraine cũng tạo một tiền lệ mà ông Obama mong muốn các nước khác “noi gương”. Giới chức Mỹ cho biết uranium làm giàu cao của Ukraine có thể được di dời với sự trợ giúp tài chính và kỹ thuật từ phía Mỹ.

Ước tính có khoảng 1.600 tấn uranium làm giàu cao trên thế giới - nguyên liệu được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử. Ước tính thế giới cũng còn khoảng 500 tấn plutonium - một thành phần chính khác để tạo nên bom nguyên tử.

Tổng cộng số nguyên liệu trên có thể đủ để chế tạo 120.000 quả bom nguyên tử.

Trước khi chính thức khai mạc hội nghị an ninh hạt nhân kéo dài 2 ngày, ông chủ Nhà Trắng Obama đã tổ chức một loạt các cuộc hội đàm song phương với lãnh đạo các nước từ Trung Quốc, Jordan, Ukraine, Armenia và Malaysia.

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Obama và nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thống nhất tăng sức ép với Iran về chương trình hạt nhân. Một quan chức Mỹ cho hay ông Hồ Cẩm Đào đã đồng ý cử các quan chức Trung Quốc hợp tác với những người đồng cấp Mỹ về một nghị quyết trừng phạt của Liên Hợp Quốc chống lại Tehran.

Ông Obama trước đó nói rằng cần có một thông điệp rõ ràng để gửi tới Tehran về chương trình hạt nhân.

Trong số các quốc gia tham dự hội nghị có Israel, Ấn Độ và Pakistan - 3 nước chưa ký hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).

CHDCND Triều Tiên và Iran - hai nước với tham vọng hạt nhân tranh cãi - đều không được mời. Mỹ coi Triều Tiên và Iran là những nước vi phạm NPT. Syria cũng không nằm trong danh sách khách mời vì Washington tin rằng Damascus có tham vọng hạt nhân.

                                                                                      Theo Dantri

Các tin khác


Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Vụ sập tòa nhà ở Nam Phi: Lực lượng cứu hộ tìm kiếm xuyên đêm

Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, tối 8/5, chính quyền thành phố George của Nam Phi xác nhận tổng số người thiệt mạng trong vụ sập tòa nhà đang thi công đã lên tăng lên 8 người, sau khi một thi thể được tìm thấy trong đống đổ nát.

Giá dầu thế giới hạ nhiệt nhờ lo ngại về nguồn cung dịu bớt

Giá dầu thế giới chốt phiên 7/5 giảm nhẹ, khi có những dấu hiệu cho thấy lo ngại về nguồn cung dịu bớt, trong khi các nhà giao dịch chuyển hướng chú ý tới số liệu về dự trữ của Mỹ.

Scotland (Anh) có Thủ hiến mới

Chính trị gia kỳ cựu John Swinney ngày 7/5 trở thành Thủ hiến mới của vùng Scotland sau khi được cơ quan lập pháp Scotland (SP) bầu với tỷ lệ 64 phiếu thuận, 57 phiếu chống và 7 phiếu trắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục