Ở châu Âu, hàng trăm ngàn người tuần hành đòi tạo thêm công ăn, việc làm. Hơn 70 cuộc tuần hành diễn ra khắp nước Mỹ đòi cải cách chính sách nhập cư

 

Hàng trăm ngàn người đã tham gia các cuộc tuần hành nhân ngày Quốc tế Lao động khắp châu Âu hôm 1-5. Theo hãng tin Reuters, nhiều người trong số họ phản đối những chính sách khắc khổ, thắt lưng buộc bụng của chính phủ trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu.


Cuộc tuần hành đòi quyền lợi của người nhập cư diễn ra ở thành phố Los Angeles (Mỹ) hôm 1-5. Ảnh: THX

Tại Đức, bạo lực đã bùng phát ở Berlin khi khoảng 600 phần tử quá khích ném chai lọ, đá và đồ vật đang cháy vào cảnh sát chống bạo động. Tại Pháp, khoảng 300.000 người đã xuống đường ở nhiều thành phố để bày tỏ nỗi lo về các kế hoạch cải cách hệ thống lương hưu và vấn đề việc làm. Trong khi đó, hàng ngàn người đã tụ tập tại thị trấn Rosarno ở miền Nam nước Ý, yêu cầu chính phủ tích cực hơn nữa để tạo thêm công ăn việc làm và bảo vệ người nhập cư. Ở thủ đô Sofia của Bulgaria, hơn 5.000 người biểu tình phản đối tỉ lệ thất nghiệp tăng cao và cách ứng phó của chính phủ đối với khủng hoảng kinh tế. Các cuộc tuần hành phản đối tương tự cũng diễn ra ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Romania.


Dù vậy, không phải mọi cuộc tuần hành ở châu Âu đều bị bao trùm trong sự giận dữ. Chẳng hạn như tại Thổ Nhĩ Kỳ, hơn 100.000 người đã tập trung tại quảng trường trung tâm ở thành phố Istanbul chỉ để ca hát và hô to những khẩu hiệu chào mừng ngày Quốc tế Lao động.


Tại Mỹ, các cuộc tuần hành nhân ngày Quốc tế Lao động năm nay được tổ chức nhằm phản đối một đạo luật nhập cư gây tranh cãi ở bang Arizona, đồng thời thúc ép Tổng thống Barack Obama đẩy nhanh cải cách về chính sách nhập cư. Theo hãng tin AFP, hơn 70 cuộc tuần hành đã được tổ chức ở khắp nước Mỹ, trong đó có cuộc tuần hành thu hút khoảng 60.000 người ở thành phố Los Angeles.

 
Riêng ở Cuba, hàng triệu người đã tuần hành khắp nước để chào mừng ngày Quốc tế Lao động và phản đối các chiến dịch tuyên truyền do Mỹ và các nước châu Âu phát động chống lại nước này. Theo TTXVN, Chủ tịch Cuba Raul castro, phái đoàn ngoại giao, cùng với 1.300 đại biểu của 159 tổ chức công đoàn đến từ 34 quốc gia trên thế giới đã tham gia cuộc diễu hành khổng lồ của khoảng 800.000 người tại Quảng trường Cách mạng ở thủ đô Havana.

Dân Hy Lạp chống chính sách khắc khổ


Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou tuyên bố chấp nhận thỏa thuận ứng cứu tài chính do Liên hiệp châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đề xuất hôm 2-5 nhằm giúp nước này thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ. Thỏa thuận đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân.


Hãng tin AP dẫn tuyên bố trên truyền hình của Thủ tướng Papandreou khẳng định rằng để tránh thảm họa, Hy Lạp phải hy sinh để đạt được thỏa thuận với EU và IMF. Ông nói: “Với quyết định này, người dân chúng tôi phải chịu những hy sinh lớn lao”. Chính phủ Hy Lạp công bố chi tiết kế hoạch thắt lưng buộc bụng theo yêu cầu của EU và IMF dự kiến bao gồm biện pháp tăng thuế, cắt giảm đáng kể các khoản trợ cấp, lương hưu và dịch vụ công cộng, để đổi lại khoản vay 120 tỉ euro trong vòng 3 năm. Tại Brussels, bộ trưởng tài chính 15 nước khu vực đồng euro họp khẩn cấp trong ngày 2-5. Thủ tướng Papandreou tuyên bố: “Chúng tôi muốn nói với các đối tác rằng đây không phải là vấn đề của riêng Hy Lạp mà liên quan đến sự vận hành của thị trường cũng như sự ổn định của đồng euro”.


Trong khi đó, chỉ riêng tại Athens đã có 15.000 người xuống đường phản đối kế hoạch cắt giảm chi tiêu của chính phủ nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5. Quần chúng tại nhiều nơi khác cũng đã hưởng ứng, đặc biệt là tại thành phố phía Bắc Thessaloniki với hơn 5.000 người tham dự. Người biểu tình đã xung đột với cảnh sát ở một số nơi trong khi giới nghiệp đoàn tuyên bố sẽ tổ chức tổng đình công để phản đối các biện pháp của chính quyền vào ngày 5-5.

 

                                                                               Theo NLĐ

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục