Ngày 3-5, Hội nghị tổng kết Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) đã diễn ra tại trụ sở LHQ ở New York, Mỹ. Kéo dài từ ngày 3 đến 28-5, hội nghị có sự tham gia của 189 phái đoàn, dưới sự chủ trì của Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon.

 

Bầu không khí bên trong phòng họp khá căng thẳng khi một số nhà ngoại giao đại diện cho Mỹ, Anh và Pháp đã đi ra ngoài để phản đối bài phát biểu của Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad, theo đó cáo buộc các quốc gia có vũ khí hạt nhân sử dụng loại vũ khí này để chống lại các quốc gia không có vũ khí hạt nhân.

Ông Ahmadinejad cũng kêu gọi không cho Mỹ tham gia hội đồng giám sát của Cơ quan nguyên tử quốc tế (IAEA) bởi “một thành viên của IAEA lại dùng vũ khí hạt nhân để tấn công Nhật Bản” và sử dụng các vũ khí có thành phần uranium nghèo trong cuộc chiến tại Iraq. 

Trong khi đó, hàng ngàn người biểu tình đến từ nhiều nơi trên thế giới đã tập trung gần trụ sở LHQ tuần hành trong hòa bình, kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới đồng lòng giải trừ các kho vũ khí hạt nhân.

Trước khi hội nghị khai mạc, Mỹ từng tuyên bố “khôi phục vai trò của mình trong vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân”. Tuy nhiên, không ít ý kiến hiện nay cho rằng Mỹ mới là quốc gia đầu tiên vi phạm NPT.

Bài viết được đăng trên mạng tin Canada “Toàn cầu hóa” của các tác giả Manlio Dinucci và Tomasso Di Francesco chỉ ra rằng “Báo cáo đánh giá vị thế hạt nhân năm 2010” được đọc bởi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cho biết châu Âu vẫn còn một số lượng nhỏ vũ khí hạt nhân của Mỹ (ước tính khoảng 500, trong đó có 90 tại Italia).

Trong khi đó lại nêu rõ: “Các thành viên phi hạt nhân của NATO tham gia việc kế hoạch hóa hạt nhân và sở hữu một số máy bay với cấu hình đặc biệt có thể mang vũ khí hạt nhân”. Như vậy, trong một tài liệu chính thức, Mỹ đã được thừa nhận là quốc gia đầu tiên vi phạm NPT khi cung cấp vũ khí hạt nhân cho các nước phi hạt nhân và đồng minh của họ bao gồm cả Italia.

Mỹ đã vi phạm điều 2 của NPT: “Mỗi quốc gia phi hạt nhân cam kết về mặt quân sự không nhận bất cứ vũ khí hạt nhân nào, cũng như kiểm soát vũ khí hạt nhân, dù trực tiếp hoặc gián tiếp”.

 

                                                                              Theo SGGP

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục