Một quan chức ngoại giao Israel giấu tên thông báo hôm 6-6 rằng Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon đang xúc tiến thành lập một ủy ban điều tra quốc tế về vụ lính Israel xâm nhập đoàn tàu chở hàng cứu trợ quốc tế cho người Palestine tại Dải Gaza và giết chết 9 người hôm 31-5.

 

Lính Israel tiếp cận tàu Rachel Corrie hôm 5-6. Ảnh: AP

 
Theo hãng tin AP, ông Ban Ki-moon muốn cựu thủ tướng New Zealand Geofrey Palmer – vốn là chuyên gia luật hàng hải – đứng đầu ủy ban này. Thành phần ủy ban bao gồm đại diện của Mỹ, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ. Thủ tướng Israel cũng đã thảo luận với ông Ban Ki-moon về vấn đề này qua điện thoại và bàn thảo trong nội các hôm 6-6. Ông Ban Ki-moon cũng đã gọi điện tham khảo ý kiến của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan về việc thành lập ủy ban nói trên.
 
Kết quả khám nghiệm 9 tử thi  cho thấy họ đã bị lính Israel bắn đến 30 lần. Hãng tin Reuters cho rằng đối với Israel, sự hiện diện của người Mỹ có thể giúp cuộc điều tra công bằng hơn. Trước đây, Israel đã từ chối một ủy ban điều tra của LHQ về cuộc tấn công của quân đội nước này vào Dải Gaza, viện cớ rằng nó thiếu tính khách quan.
 
Trong khi đó, Israel đã bắt giữ và đưa tàu cứu trợ của Ireland Rachel Corrie cập cảng Ashdod hôm 6-6 chứ không cho vào Gaza. Điều may mắn là đã không xảy ra sự cố đáng tiếc. Hãng tin AFP dẫn lời người phát ngôn Bộ Nội vụ Sabine Haddad thông báo rằng tất cả 19 người gồm các nhà hoạt động nhân đạo và thủy thủ đoàn đều bị trục xuất trong ngày sau khi bị thẩm vấn. Quá trình này bị gián đoạn một lúc do 5 công dân Ireland - trong đó có nhà hoạt động nhân đạo từng đoạt giải Nobel Hòa bình Mairead Maguire – không chịu ký cam kết từ bỏ hoạt động vừa qua.
 
Thủ tướng Netanyahu đã khen ngợi công tác giải quyết tàu Rachel Corrie một cách hòa bình nhưng vụ này lại bị tổ chức Ireland Palestine Solidarity Campaign có trụ sở tại Dublin phản đối. Tổ chức này tuyên bố: “Đây là lần thứ nhì trong vòng một tuần, quân đội Israel đột nhập và chiếm đoạt con tàu không vũ trang, bắt cóc hành khách và đưa tàu về cảng Ashdod”.
 
Bên cạnh đó, ngành công tố Thổ Nhĩ Kỳ đang xem xét khả năng khởi tố các nhà lãnh đạo Israel về vụ tấn công vào đoàn tàu vừa qua trong khi nhiều cuộc biểu tình phản đối Israel đã nổ ra tại nhiều thành phố khắp châu Âu hôm 5-6.
 
                                                                                      Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục