Ngày 14/6, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Ban Ki-moon đã bày tỏ sự lo ngại trước tình trạng bạo lực sắc tộc ngày càng gia tăng ở miền Nam Kyrgyzstan. Ít nhất 117 người đã thiệt mạng trong 3 ngày đụng độ giữa người thiểu số Uzbekistan và người Kyrgyzstan ở thành phố Osh, miền Nam nước này cùng một số vùng lân cận. Nga đã buộc phải cử một toán lính dù gồm 150 người tới bảo vệ căn cứ không quân tại miền Bắc Kyrgyzstan.

 

Theo lời của ông Ban Ki-moon, LHQ đang nỗ lực đánh giá khẩn cấp các nhu cầu viện trợ nhân đạo cho Kyrgyzstan, đồng thời kêu gọi các bên kiềm chế tối đa nhằm hạn chế thương vong. Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) kêu gọi các bên tại Kyrgyzstan bình tĩnh, tránh bạo lực và giải quyết mâu thuẫn hiện nay thông qua đối thoại và thỏa hiệp. Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) cũng dự kiến gửi các thanh sát viên tới giám sát tình hình tại quốc gia Trung Á này. Bộ Ngoại giao Nga đã thiết lập đường dây nóng tại Kyrgyzstan.

Tin từ Hãng AFP cho hay, 75.000 người đã bỏ nhà bỏ cửa, tháo chạy khỏi khu vực giao tranh giữa cộng đồng người Uzbekistan và người Kyrgyzstan. Chỉ còn rất ít người Uzbekistan vẫn còn cố thủ trong khu vực sinh sống của họ. Và mặc dù chính phủ lâm thời đã áp đặt lệnh giới nghiêm tại thành phố Osh và hai huyện phụ cận là Kara-Suu và Aravan nhưng lửa vẫn cháy khắp nơi. Sự hiện diện của cảnh sát và binh lính trong thành phố hầu như không tác động tới tình hình bạo lực. Thực phẩm trở nên khan hiếm sau khi những đám đông cướp bóc các cửa hàng.

Trước những biến cố khó lường như vậy, chính phủ Uzbekistan đã tuyên bố mở cửa biên giới cho người Uzbekistan đang sinh sống ở Kyrgyzstan di tản. Phóng viên Hãng Reuters đi theo đoàn người tị nạn này cho hay, rất nhiều người Uzbekistan đã bị bắn trên đường trốn chạy và nhiều nam giới người Uzbekistan đã thành lập thành từng nhóm người, bọc lót và làm hàng rào chắn cho người già, phụ nữ và trẻ em trước những đợt tấn công của người Kyrgyzstan.

Tính đến chiều 14/6, ít nhất 30.000 người Uzbekistan đã vượt biên giới và đang lâm vào tình trạng đói ăn, thiếu nước sạch. Đáng lo ngại nhất là những người này vẫn có nguy cơ bị tấn công sau khi một số nhóm người Kyrgyzstan có trang bị vũ khí đuổi theo.

Hàng chục ngàn người Uzbekistan đã bỏ chạy khỏi khu vực xảy ra bạo lực. Ảnh: Reuters.

Kế sách của phe đối lập

Chính quyền lâm thời Kyrgyzstan đã buộc phải ban bố thêm tình trạng khẩn cấp tại thành phố Jalal-Abad và tổng động viên toàn bộ quân dự bị từ 18 tuổi đến 50 tuổi tham gia ngăn chặn bạo lực lan tràn. Đồng thời, chính phủ lâm thời Kyrgyzstan đã thành lập Hội đồng an ninh trực thuộc Tổng thống lâm thời.

Ông Alik Orozov, nguyên Phó Thư kí Hội đồng an ninh cũ được bổ nhiệm làm Thư ký Hội đồng an ninh mới. Theo nhận định của ông này, bạo lực sắc tộc đang bùng phát và ngày càng lan rộng cũng do bàn tay của các nhóm vũ trang ủng hộ cựu Tổng thống Kurmanbek Bakiyev. Mục đích của những nhóm này là gây mất ổn định an ninh, khiến cho chính quyền lâm thời rơi vào tình thế khó xử và tạo điều kiện cho ông Kurmanbek Bakiyev quay trở lại.

Từ Belarus, cựu Tổng thống Kurmanbek Bakiyev đã bác bỏ mọi cáo buộc này và đổ lỗi cho chính quyền lâm thời thất bại trong việc bảo vệ người dân Kyrgyzstan. Một số nguồn tin báo chí nước ngoài cho hay, các nhóm quá khích ở Kyrgyzstan hiện còn tấn công cả người nước ngoài nhằm tạo nên những mối lo mới. Bộ Ngoại giao Pakistan xác nhận, một sinh viên thiệt mạng và khoảng 15 sinh viên khác bị người Kyrgyzstan tấn công, bắt giữ làm con tin.

Chính phủ Anh và Mỹ đã khuyến cáo công dân nước mình không nên tới Kyrgyzstan. Đối với những người đang làm việc và sinh sống ở Kyrgyzstan, Đại sứ quán của 2 quốc gia này sẽ tạo điều kiện để họ tới một nơi an toàn. Tình hình càng trở nên hỗn loạn buộc Nga phải điều một tiểu đoàn lính dù tới giúp bảo vệ các cơ sở quân sự của Nga tại nước này và đảm bảo an ninh cho quân nhân Nga cùng gia đình của họ.

* Người Kyrgyzstan chiếm 70% dân số ở Kyrgyzstan trong khi người Uzbekistan chỉ chiếm có 15% và sinh sống chủ yếu ở thung lũng Ferghana, phía Nam nước này.

* Osh là thành phố lớn thứ 2 của Kyrgyzstan và là "ngôi nhà" của phần đông cộng đồng người thiểu số Uzbekistan.

* Căng thẳng giữa người KyrgyzstanUzbekistan ban đầu xuất phát từ tranh chấp nhà cửa, đất đai.

* Năm 1990, hàng trăm người đã thiệt mạng trong một vụ đụng độ sắc tộc kiểu này ở thành phố Osh.

 

                                                                                   Theo CAND

Các tin khác


Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Vụ sập tòa nhà ở Nam Phi: Lực lượng cứu hộ tìm kiếm xuyên đêm

Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, tối 8/5, chính quyền thành phố George của Nam Phi xác nhận tổng số người thiệt mạng trong vụ sập tòa nhà đang thi công đã lên tăng lên 8 người, sau khi một thi thể được tìm thấy trong đống đổ nát.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục