Đốt dầu loang trên mặt biển vịnh Mexico.

Đốt dầu loang trên mặt biển vịnh Mexico.

Vì mục tiêu cắt giảm chi phí, Hãng dầu khí Anh BP đã cố ý phớt lờ nhiều quy định an toàn cần thiết ở giàn khoan Deepwater Horizon, dẫn đến “thảm họa môi trường 11-9” trên vịnh Mexico. Và đây không phải là lần đầu của BP.

Theo điều tra của Ủy ban Năng lượng và thương mại Hạ viện Mỹ, BP bắt đầu khoan dầu tại mỏ Macondo trên vịnh Mexico từ tháng 10-2009. Tuy nhiên, cơn bão Idan đã làm hư hại giàn khoan đó hồi đầu tháng 11.

BP chuyển sang sử dụng giàn khoan mới Deepwater Horizon thuê của Hãng Transocean (Thụy Sĩ) và nối lại hoạt động khoan dầu từ ngày 6-2-2010. Khi đó, đội ngũ trên giàn khoan phải làm việc “ngày và đêm”, bởi tính đến ngày 20-4, ngày thảm họa xảy ra, giàn khoan Deepwater Horizon lẽ ra phải chuyển sang một địa điểm khoan dầu khác từ 43 ngày trước.

Chọn “đường tắt”

“Tội phạm môi trường thường trực”

Trước đây, BP cũng là thủ phạm gây ra nhiều vụ tai nạn dầu khí nghiêm trọng. Năm 2001, báo cáo nội bộ của BP cho biết hãng này đã cố tình bỏ qua không lắp đặt các thiết bị cực kỳ quan trọng trong các trường hợp ngừng hoạt động khẩn cấp, bao gồm các van tắt an toàn và thiết bị phát hiện lửa, khí đốt.

BP cũng không lắp đặt tại giàn khoan Deepwater Horizon một thiết bị điều khiển từ xa, truyền sóng âm xuống nước, kích hoạt van khẩn cấp đóng lại, khóa giếng dầu trong tình huống khẩn cấp. BP lắp đặt thiết bị này tại các giàn khoan của hãng ở Anh nhưng không làm như vậy ở Mỹ, bởi Chính phủ Mỹ chỉ đề xuất chứ không quy định các giàn khoan phải trang bị thiết bị này. Mà thiết bị này chỉ tốn 500.000 USD, số tiền BP kiếm được chỉ trong tám phút.

Với số ngày chậm trễ đó, BP thiệt hại 500.000 USD mỗi ngày tiền thuê giàn khoan, tổng cộng chi phí thiệt hại khoảng 21 triệu USD. Sáu ngày trước khi vụ nổ xảy ra, kỹ sư khoan dầu BP Brian Morel đã viết thư điện tử cho đồng nghiệp Richard Miller và mô tả giếng dầu ở mỏ Macondo là “giếng dầu ác mộng”. Để chạy đua với thời gian và tiết kiệm chi phí, các kỹ sư BP đã áp dụng một số biện pháp cắt ngắn thời gian hoạt động của giàn khoan và giảm các chi phí phát sinh.

Năm ngày trước khi vụ nổ xảy ra, ban lãnh đạo BP xác định phương pháp dùng thanh giằng để giữ vững hơn 365m giếng dầu là “quá tốn thời gian và tiền bạc”, dù phương pháp này tạo ra nhiều lớp hàng rào ngăn dòng khí đốt dâng một cách mất kiểm soát lên trên mặt nước, có thể dẫn đến một vụ nổ.

BP đã lựa chọn phương pháp mạo hiểm hơn: sử dụng một đường ống dài từ đáy biển xuống đáy giếng dầu để cản dòng khí đốt trong vùng xung quanh các ống thép trong giếng. Phương pháp này giúp tiết kiệm ba ngày và khoảng 7-10 triệu USD. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra một đường dẫn trực tiếp cho khí đốt và dầu trào lên từ đáy giếng.

Điều tra nội bộ của BP cũng khẳng định phương pháp dùng thanh giằng là sự lựa chọn an toàn hơn. Trên lý thuyết, BP phải sử dụng 21 thiết bị định tâm như đề xuất của nhà thầu con Halliburton để đặt đường ống vào đúng vị trí trung tâm của giếng dầu. Tuy nhiên, vào ngày 15-4 BP cho Halliburton biết công ty sẽ chỉ sử dụng sáu thiết bị định tâm.

Khi các kỹ sư của Halliburton phản đối, kỹ sư Brian Morel tuyên bố đã quá muộn để chuyên chở thêm thiết bị đến giàn khoan. “Đó là một cái hố theo phương thẳng đứng, do đó hi vọng đường ống sẽ được đặt vào đúng vị trí trung tâm”, ông Morel nói với các kỹ sư Halliburton.

Dù sau đó lãnh đạo nhóm kỹ sư khoan dầu của BP là ông Gregory Walz đã kiếm được thêm 15 thiết bị định tâm nữa, nhưng lãnh đạo nhóm giếng dầu John Guide đã phản đối. “Sẽ phải mất thêm 10 giờ nữa để lắp đặt chúng - ông Guide tuyên bố - Tôi không thích như vậy”.

Cũng trong ngày hôm đó, một lãnh đạo BP đã nhận ra nguy cơ của việc thiếu thiết bị định tâm. Nhưng ông này tuyên bố tỉnh bơ: “Ai mà quan tâm, việc đã xong rồi, chấm hết. Có lẽ mọi việc sẽ ổn cả thôi”. Ngược lại, trên máy vi tính, một chuyên gia của Halliburton là Jesse Gagliano đã dựng mô hình đường ống sử dụng bảy thiết bị định tâm và đến ngày 18-4 ra kết luận giếng dầu “có những vấn đề nghiêm trọng về khí đốt”.

“Cẩu thả khủng khiếp”

Chưa hết, BP cũng bỏ qua yêu cầu kiểm tra độ kết dính của ximăng bơm vào giếng, có thể cũng vì lý do tiết kiệm thời gian và chi phí. Một cuộc kiểm tra do Hãng dịch vụ dầu khí Schlumberger thực hiện có thể tốn tới 128.000 USD. Chuyên gia Gordon Aaker, cố vấn của Hãng Engineering Services LLP tại Houston (Mỹ), khẳng định ông chưa từng nghe đến chuyện một hãng dầu khí nào dám bỏ qua cuộc kiểm tra quan trọng này, và gọi quyết định của BP là “sự cẩu thả khủng khiếp”.

Theo Viện Dầu khí Mỹ, cần phải bơm bùn vào giếng dầu trong quá trình khoan dầu trước khi bơm ximăng, nhưng BP cũng bỏ qua yêu cầu này bởi nó tốn tới 12 giờ. Cuối cùng, BP cũng chọn không sử dụng một thiết bị quan trọng để giữ đường ống trong giếng dầu cố định ở vị trí trung tâm. Thiết bị này ngăn đường ống nổi lên trên miệng giếng dầu, làm khí đốt trào lên. Các chuyên gia của Hãng Transocean và Halliburton đều khẳng định đây là một sai sót trầm trọng.

Sáng 20-4, một nhóm chuyên gia của Hãng Schlumberger có mặt trên giàn khoan Deepwater Horizon để kiểm tra, nhưng BP đã đưa nhóm này về trên một chiếc trực thăng. Chỉ chưa đầy 12 giờ sau giàn khoan nổ tung, dẫn đến thảm họa sinh thái trên vịnh Mexico.

Mới đây, BP tuyên bố văn hóa công ty đã thay đổi mạnh mẽ so với năm 2005, khi vụ nổ nhà máy Texas xảy ra. Tuy nhiên, 11 người chết và thảm họa sinh thái trên vịnh Mexico cũng là kết quả của chiến lược phớt lờ an toàn để giảm chi phí xưa cũ. Tồi tệ hơn, sau vụ nổ 20-4, BP đã giam lỏng các công nhân thoát chết, trong khi lãnh đạo Hãng Transocean buộc họ không kiện cáo.

BP cũng giở trò đó với các ngư dân mà hãng này thuê để làm sạch dầu loang trên vịnh Mexico, nhưng sau đó bào chữa rằng đó chỉ là “hiểu lầm về mặt pháp luật”. Tồi tệ hơn, BP thuê ngư dân giúp làm sạch dầu loang nhưng không hề cung cấp các thiết bị an toàn cho họ và giờ nhiều người đã đổ bệnh...

                                                                                  Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục