Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (giữa hàng 2) chụp ảnh chung với các nhà lãnh đạo tham gia hội nghị ngày 27/6, bên trái là Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, và bên phải là Thủ tướng nước chủ nhà Canada Stephen Harper, trong khi phía trước ông là Tổng thống Pháp Sarkozy.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (giữa hàng 2) chụp ảnh chung với các nhà lãnh đạo tham gia hội nghị ngày 27/6, bên trái là Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, và bên phải là Thủ tướng nước chủ nhà Canada Stephen Harper, trong khi phía trước ông là Tổng thống Pháp Sarkozy.

Lãnh đạo G20 đã chấp nhận kế hoạch yêu cầu các nước giàu nhất trên thế giới cắt giảm thâm hụt đi một nửa trong vòng ba năm, và giảm bớt tỉ lệ nợ so với GDP, chậm nhất là năm 2016. Tổng thống Mỹ gọi đây là những tiến bộ quan trọng của G20.

 
 
 

Tổng thống Mỹ Obama (hàng trên cùng, thứ hai từ trái sang) khẳng định hội nghị G20 đã thu được những tiến bộ
 
 
Thủ tướng Canada Stephen Harper đã loan báo những kết quả trên vào lúc kết thúc hội nghị lãnh đạo các quốc gia công nghiệp và đang phát triển tại Toronto ngày hôm qua (giờ địa phương). Ông nói rằng có chỗ cho cả các biện pháp tiếp tục kích thích kinh tế lẫn những biện pháp giảm bớt nợ nần.

Thỏa thuận hàng đầu mà hội nghị đạt được là cam kết của các nhà lãnh đạo thế giới về việc cắt giảm thâm hụt của chính phủ xuống còn một nửa tại hầu hết các quốc gia công nghiệp vào năm 2013.

Tại phiên bế mạc, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng những thỏa thuận về một loạt vấn đề, gồm cả giảm thâm hụt ngân sách, chứng tỏ các quốc gia trong G20 có thể khắc phục những bất đồng và phối hợp các giải pháp đối phó với tình hình hiện nay.

Ông khẳng định Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này đã đạt được những tiến bộ quan trọng trong giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng cùng với các nhà lãnh đạo khác, tổng thống Mỹ dè dặt thừa nhận rằng “những khó khăn nghiêm trọng vẫn còn” trong sự hồi phục kinh tế thế giới.

Các nhà lãnh đạo đồng ý là kinh tế đang tăng trưởng trở lại, nhưng sự phục hồi vẫn còn chưa đồng đều và rất mong manh, và tình trạng thất nghiệp tại nhiều quốc gia vẫn còn ở mức không chấp nhận được. Để phục hồi bền vững, các quốc gia phải theo những kế hoạch kích thích hiện hữu và làm việc để tạo điều kiện cho mức cầu mạnh mẽ ở lĩnh vực tư.

Nhóm này cũng cho rằng cần phải làm thêm nhiều việc để cải tổ các thể chế tài chính.

Ngay trước khi bắt đầu các cuộc thảo luận, Mỹ đã khẳng định ngay trọng tâm của Hội nghị G20 lần này. Bộ trưởng Tài chính Timothy Geith nói rõ là Hội nghị Thượng đỉnh phải tập trung vào vấn đề tăng trưởng. Trong khi đó, các nước châu Âu tiếp tục bảo vệ lập trường của mình, đó là thừa nhận sự cần thiết phải tăng trưởng cao nhưng đồng thời phải giảm các thâm hụt tài chính công.

Các nước châu Âu bác bỏ tin nói rằng có chia rẽ, mâu thuẫn trong việc thúc đẩy phục hồi kinh tế thế giới. Tuy nhiên, châu Âu còn bị cô lập trên hồ sơ đánh thuế ngân hàng. Đức và Pháp rất muốn áp dụng biện pháp này, nhưng nhiều nước, trong đó có nước chủ nhà là Canada, lại không hề muốn. Thậm chí, vấn đề đánh thuế ngân hàng có thể còn không được nêu lên trong bản thông cáo chung kết thúc Hội nghị.

Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này đã đánh giá các biện pháp mà các quốc gia thành viên đang thực thi trên con đường phục hồi kinh tế. Ngay trước đó, tại Canada cũng đã diễn ra hội nghị thượng đỉnh G8, tập trung vào các vấn đề phát triển, hòa bình và an ninh.

An ninh được thắt chặt trong thời gian diễn ra hội nghị. Đã xảy ra các cuộc xung đột giữa những người biểu tình chống toàn cầu hóa và cảnh sát, nhưng không có thông báo về trường hợp nào bị thương. Cảnh sát đã bắn hơi cay giải tán đám đông và bắt hơn 560 phần tử quá khích đốt xe cảnh sát và đập phá các cửa hàng hai bên đường.

 

                                                                                    Theo DanTri

Các tin khác


Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục