Tàu sân bay Mỹ USS George Washington đã cập cảng Busan, Hàn Quốc để tham gia tập trận.

Tàu sân bay Mỹ USS George Washington đã cập cảng Busan, Hàn Quốc để tham gia tập trận.

Triều Tiên tuyên bố sẽ sử dụng lực lượng răn đe hạt nhân để đáp trả cuộc tập trận chung giữa Hàn Quốc và Mỹ diễn ra vào cuối tuần này, hãng thống tấn trung ương Triều Tiên KCNA đưa tin.

Bình Nhưỡng đã sẵn sàng phát động một “cuộc chiến trả đũa đáng sợ”, hãng thống tấn trung ương Triều Tiên KCNA tuyên bố, dẫn lời các quan chức quốc phòng.

“Tất cả các cuộc tập trận này sẽ chẳng mang lại lợi ích gì mà chỉ tạo ra những khiêu khích nhằm đàn áp Triều Tiên bằng vũ lực”, KCNA trích tuyên bố của Ủy ban quốc phòng quốc gia Triều Tiên.

“Quân đội và nhân dân Triều Tiên sẽ khởi động một cuộc chiến trả đũa đáng sợ theo cách riêng của mình, sử dụng lực lượng răn đe hạt nhân bất cứ lúc nào cần thiết nhằm đối đầu với đế quốc Mỹ và các lực lượng giật dây Hàn Quốc đang muốn đẩy tình hình tới bờ vực một cuộc chiến”.

Washington và Seoul cho biết cuộc tập trận nhằm nhằm gửi đi thông điệp cảnh báo tới Triều Tiên sau vụ tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc bị đắm hồi tháng 3.

Đáp lại đe dọa của Triều Tiên, Nhà Trắng cho biết không quan tâm tới “cuộc chiến ngôn từ” với Bình Nhưỡng. Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ PJ Crowley nói Washington muốn “những ngôn từ ít khiêu khích hơn và hành động mang tính xây dựng hơn” từ phía Bình Nhưỡng.
 
Cuộc tập trận Mỹ-Hàn sẽ diễn ra ở Hoàng Hải (Yellow Sea).

Trước đó, tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) diễn ra ở Hà Nội, Triều Tiên cũng tuyên bố sẽ “đáp trả thô bạo” cuộc tập trận Mỹ-Hàn. Phát ngôn viên phái đoàn Triều Tiên tại ARF nói cuộc tập trận là “một lời đe dọa đối với bán đảo Triều Tiên và khu vực châu Á nói chung”.

Cuộc trận tập Mỹ-Hàn sẽ bắt đầu vào Chủ nhật, 25/7, với sự tham gia của tàu sân bay USS George Washington, 20 tàu và tàu ngầm khác, 100 máy bay và 8.000 quân của hai bên.

Trung Quốc cũng chỉ trích kế hoạch tập trận và cảnh báo sẽ đáp trả bất kỳ hành động nào làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Nhưng Nhật Bản sẽ cử 4 nhà giám sát quân sự tới trong một dấu hiệu rõ ràng nhằm ủng hộ cuộc tập trận.

                                                                                    Theo Dantri

Các tin khác


Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục