Thủ tướng Anh David Cameron sẽ dẫn đầu một đoàn đại biểu cấp cao gồm 7 thành viên nội các và nhiều doanh nghiệp hàng đầu của nước này bắt đầu chuyến thăm chính thức Ấn Độ từ ngày 28-7. Các nhà ngoại giao tiết lộ chuyến thăm này nhằm thiết lập một “quan hệ đặc biệt mới” giữa hai nước.

Tờ Financial Times cho biết Thủ tướng D.Cameron cũng như Ngoại trưởng William Hague đã xác định Mỹ, Pháp và Ấn Độ là 3 nước ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của chính phủ liên minh. Chuyến thăm lần này là nước cờ táo bạo nhất của ông Cameron nhằm tái khởi động mối quan hệ song phương.

Theo Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne, Ấn Độ có vai trò quan trọng ở chỗ nền kinh tế của nước này đã tăng trưởng nhanh gấp 3 lần kinh tế Anh. Ông cho biết trong số các doanh nghiệp tháp tùng Thủ tướng Cameron có giám đốc điều hành của các tập đoàn hàng đầu của Anh như Vodafone, BAE Systems, Roll-Royce, Standard Chartered.

Trong chuyến thăm này, đoàn đại biểu Anh sẽ tìm cách mở rộng cánh cửa các thị trường dịch vụ tài chính, bảo hiểm, bán lẻ và pháp lý cho các công ty Anh. Hai bên sẽ ký kết nhiều thỏa thuận và biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước.

Trong đó ngành công nghiệp quốc phòng sẽ là lĩnh vực cho ra những kết quả cụ thể đầu tiên. Tập đoàn BAE Systems - nhà chế tạo thiết bị quốc phòng hàng không lớn nhất của Anh - sẽ ký các hợp đồng cung cấp các máy bay chiến đấu trị giá 500 triệu bảng Anh cho phía Ấn Độ.

Ấn Độ là một trong những nền kinh tế đầu tiên trên thế giới thoát khỏi suy thoái, với tốc độ tăng trưởng đạt 8,6% trong quý 4-2009. Sức hấp dẫn của Ấn Độ đối với các nhà xuất khẩu Anh là những cơ hội khổng lồ về mặt quốc phòng và cơ sở hạ tầng.

Lịch sử giao thoa giữa hai nước đã tạo ra một mối quan hệ chặt chẽ: hơn 50 triệu người Ấn Độ nói tiếng Anh và hơn 2 triệu người gốc Ấn đang sống ở Anh. Nhiều doanh nghiệp Anh coi Ấn Độ là một quốc gia có một nền dân chủ và hệ thống pháp lý dựa trên khuôn mẫu của Anh, dễ hòa đồng về mặt văn hóa hơn so với các nước khác.

                                                                                         Theo SGGP

Các tin khác


Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục