Ngày 1/8 đánh dấu chấm dứt sứ mệnh của binh sỹ Hà Lan tại Afghanistan sau bốn năm chinh chiến. Một quan chức của Đại sứ quán Hà Lan tại Kabul khẳng định một buổi lễ nhỏ "chuyển giao quyền chỉ huy" đã diễn ra tại căn cứ quân sự chính ở tỉnh Uruzgan miền Trung Afghanistan, nơi đồn trú của phần lớn trong số 1.950 binh sỹ Hà Lan triển khai tại quốc gia Nam Á này.

Binh sỹ Hà Lan bắt đầu được điều đến Afghanistan từ năm 2006 dưới sự chỉ huy của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và cho đến nay đã có 24 binh sỹ tử nạn tại chiến trường này.

Đề nghị của NATO muốn Hà Lan tăng quân đã làm nổ ra một cuộc tranh cãi chính trị dẫn đến sự sụp đổ của Chính phủ Hà Lan hồi tháng Hai và sau đó Hà Lan tuyên bố rút quân.

Theo lời một quan chức ngoại giao nước này, toàn bộ binh sỹ Hà Lan sẽ trở về nước vào tháng 9, trong khi phần lớn thiết bị quân sự, bao gồm bốn máy bay chiến đấu F-16, ba máy bay Chinook và năm máy bay trực thăng Apache sẽ được đưa về nước vào cuối năm nay.

NATO và Mỹ hiện có 150.000 quân ở Afghanistan nhưng việc binh sỹ nước ngoài tử nạn ngày càng nhiều ở chiến trường này đã chất thêm sức ép chính trị lên cả Mỹ và các đồng minh trong khi các cử tri ngày càng tỏ sự bất bình với sự đổ máu của con em họ cho cuộc chiến.

Theo số liệu của hãng tin Pháp AFP, từ đầu năm đến nay đã có 408 binh sỹ nước ngoài thiệt mạng tại Afghanistan, trong đó tháng 7 là tháng đẫm máu nhất với
lực lượng Mỹ với 66 binh sỹ thiệt mạng.

Sau Hà Lan, Canada dự kiến rút toàn bộ lực lượng khoảng 2.800 quân vào năm tới, trong khi Anh và Mỹ đã tỏ tín hiệu rút một số quân trong năm 2011 với mục tiêu tổng thể là chấm dứt sứ mệnh chiến đấu tại nước này vào năm 2014.

Các lực lượng Hà Lan sẽ được thay thế bằng một lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu bao gồm binh sỹ các nước Australia, Slovakia và Singapore.

Trong một diễn biến liên quan, một quan chức Bộ Nội vụ Afghanistan cho biết trong tháng 7 xảy ra 765 vụ tấn công khủng bố làm 270 dân thường nước này thiệt mạng, 588 người bị thương.

Các vụ xung đột do phiến quân
Taliban giật dây ở nước này từ đầu năm đến nay đã cướp đi sinh mạng hơn 1.100 người và hơn hơn 1.300 người bị thương./.

                                                                                  Theo TTXVN

Các tin khác


Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục