Đất nông nghiệp ở Sudan nhưng thuộc sở hữu nước ngoài đang bị bỏ hoang.

Đất nông nghiệp ở Sudan nhưng thuộc sở hữu nước ngoài đang bị bỏ hoang.

Các nhà đầu tư tại những quốc gia thiếu đất canh tác đang lợi dụng kẽ hở pháp lý tại nước nghèo để mua đất nông nghiệp giá rẻ, với những lời hứa hão về công ăn việc làm và phát triển cơ sở hạ tầng. Đó là cảnh báo do Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra trong một dự thảo báo cáo dự kiến được công bố trong tháng 8 này.

 

Chủ nghĩa thực dân kiểu mới

Cuối tháng 7 vừa qua, một số thông tin của bản báo cáo có tên “Cuộc chạy đua tìm đất toàn cầu: Liệu có mang lại lợi ích bền vững và hợp lý?” đã bị rò rỉ. Thông tin trên đã được một số tờ báo trích dẫn và đánh giá là bản phân tích toàn diện về vấn đề “thao túng đất nông nghiệp”, hay như nhiều chuyên gia vẫn gọi là chính sách “bóc lột đất đai” hoặc “chủ nghĩa thực dân kiểu mới”.

Tờ Financial Times (FT) của Anh mới đây cho biết, giới đầu tư đặc biệt tập trung vào các nước có sự quản lý đất đai yếu kém. Mặc dù trong thỏa thuận cam kết sẽ tạo công ăn việc làm và xây dựng cơ sở hạ tầng, song “các nhà đầu tư đã không thực hiện đúng kế hoạch đề ra. Thêm vào đó, nhiều thỏa thuận thuê đất “có mức giá đền bù chính thức rất thấp”, khiến đầu cơ trở thành động lực chính của các vụ mua bán, chứ không phải để phát triển nông nghiệp.

Xu hướng “thao túng đất nông nghiệp” được biết đến rộng rãi sau khi tập đoàn Daewoo Logistics của Hàn Quốc tìm cách mua lại một diện tích đất lớn ở Madagascar với giá rất thấp vào năm 2008, với những cam kết đầu tư không rõ ràng. Thỏa thuận này đã góp phần vào một cuộc đảo chính sau đó ở quốc gia châu Phi này. Hiện tại, với nguồn lợi không nhỏ từ xuất khẩu dầu mỏ, Saudi Arabia đang nhắm đến các vùng đất nông nghiệp ở Sudan, Ukraine, Pakistan, Thái Lan để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, nhằm xuất khẩu ngược lương thực về quê nhà. Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) quan tâm đến Sudan, Kazakhstan; Hàn Quốc hướng sự tập trung về Mông Cổ, Trung Quốc tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Đông Nam Á…

Khổ dân bản địa

Báo cáo của WB cũng cho biết, chỉ một số ít trường hợp thu hồi đất thành công, chủ yếu là ở Mỹ Latinh và Tanzania, còn bức tranh chung vẫn là “bóc lột đất đai”. Một số nước còn lấy cả đất canh tác thuộc tiêu chuẩn của người dân địa phương để giao cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đơn cử như Sudan đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực, nhưng vẫn “cắt” gần 4 triệu ha đất nông nghiệp cho các nước khác. Điều này đồng nghĩa với việc lương thực ở Sudan sẽ xuất về các nước giàu, trong khi theo thống kê của LHQ, 5,6 triệu người dân nước này phải đối mặt với nạn đói.

Báo cáo của WB cho biết “số liệu chính thức của một số nước cho thấy, nhiều thương vụ quy mô lớn, bao gồm vụ giao 3,9 triệu ha đất ở Sudan và 1,2 triệu ha ở Ethiopia từ 2004-2009”.

Báo cáo cho rằng, nhu cầu về đất nông nghiệp chưa thể dừng lại do nhu cầu và giá cả hàng hóa tăng cao. Khi được công bố vào tháng 8 này, WB tin rằng nó sẽ gióng lên một hồi chuông cảnh báo về tình trạng các nước giàu vẫn tiếp tục thao túng đất đai ở các nước đang phát triển với mục đích mang lại nguồn lợi cho riêng họ, bất chấp những thiệt hại cho các nước nghèo.

 

                                                                                                Theo SGGP

Các tin khác


Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục