Những núi chai nhựa đã sử dụng tại nhà máy tái phế thải ở Đài Bắc bốc lên một mùi đặc trưng của rác thải khiến người ta lợm giọng, nhưng chẳng bao lâu chúng sẽ biến thành những bộ tóc giả hay quần áo phục vụ con người.

 
73% lượng nhựa phế thải ở Đài Loan được tái chế

Từ những bộ tóc giả đến loại áo phục vụ cho các cầu thủ và gạch để xây nhà, Đài Loan đang tạo nên một sức sống hoàn toàn mới cho số lượng nhựa phế thải khổng lồ của hòn đảo này, mở ra một ngành kinh doanh phát đạt và góp phần không nhỏ vào cải thiện môi trường.

Đài Loan bắt đầu công cuộc tái chế nhựa phế thải hơn một thập kỷ trước, trong bối cảnh những vấn đề về môi trường ngày càng trở thành mối quan tâm lớn. Đến nay, hòn đảo này có thể tự hào về 73% lượng rác thải được tái chế - theo như con số của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Đài Loan.

Vẫn theo cơ quan này, năm ngoái, gần 180.000 tấn nhựa đã qua sử dụng được thu gom và biến thành nguyên liệu trị giá 4,6 tỷ USD (140 triệu USD), giúp cắt giảm mạnh chi phí tiêu hủy rác cũng như giảm lượng khí thải carbon dioxide.

“Nhựa tái chế có thể được chế tạo thành nhiều sản phẩm như đồ may mặc, lọ hoa, tóc giả và khóa kéo”, Ma Nien-ho, người phát ngôn của ủy ban quản lý quỹ tái chế thuộc Cơ quan Bảo vệ Môi trường Đài Loan nói. “Chúng tôi không chỉ bảo vệ môi trường mà còn kiếm được tiền”.

Đài Loan rất tự hào về sản phẩm gọi là “vải công nghiệp” đã được các công ty địa phương sản xuất thành quần áo cho 9 đội bóng tham gia World Cup ở Nam Phi mùa giải vừa qua. Theo Viện nghiên cứu Vải dệt Đài Loan, mỗi bộ quần áo kiểu này - làm từ 8 lọ nhựa và chế biến thành vải poliexte, nhẹ hơn vải truyền thống 13% và có thể thấm và thoát mồ môi nhanh hơn. “Quy trình sản xuất cũng thân thiện với môi trường hơn vì loại quần áo này tốn ít nước và năng lượng để nhuộm hơn”, Alex Lo, giám đốc điều hành Tập đoàn Supper Textile nói.
 

Nghiên cứu sản xuất vải từ chai nhựa bỏ đi

Alex Lo cho biết thêm Tập đoàn Supper Textile, nhà sản xuất vải công nghiệp hàng đầu Đài Loan, trong những năm gần đây bắt đầu xuất khẩu sang Mỹ và Đài Loan sản phẩm từ loại vải này và sản lượng kinh doanh đã tăng tới 10%. “Chúng tôi lạc quan rằng sự kiện áo may từ vải công nghiệp của Đài Loan được quảng bá trong dịp World Cup vừa qua sẽ giúp tăng nhu cầu lên cao nữa”.

Đài Loan, mỗi năm tiêu thụ khoảng 4,5 triệu chai nhựa, được xem là có lợi thế sản xuất vải công nghiệp nhờ chi phí vận chuyển thấp và chi phí tái chế. Quỹ Tzu Chi, một trong những tổ chức từ thiện lớn nhất hòn đảo này, điều hành 4.500 cơ sở tái chế khắp Đài Loan với sự trợ giúp của khoảng 70.000 tình nguyện viên – những người đã thu nhặt được 12.000 tấn chai đã qua sử dụng vào năm ngoái.

Ba năm qua, quỹ này đã phân phát hơn 300.000 túi làm từ chai nhựa phế thải để dùng cho các hoạt động cứu trợ. Và có lẽ trong tương lai gần, những ngôi nhà được xây từ chai nhựa tái chế sẽ mọc lên như nấm khắp hòn đảo này sau khi “Eco Ark”, tòa nhà đầu tiên trên thế giới được xây dựng bằng gạch làm từ nhựa phế thải, ra mắt vào tháng 11 tới.
 
Tòa nhà xây bằng "gạch nhựa" có thể chống được động đất và bão lớn ở Đài Loan

Eco Ark – tòa nhà cao 3 tầng (24m), dự kiến được trưng bày tại Triển lãm Cây cỏ Quốc tế tại Đài Bắc – được làm từ 1,5 triệu chai nhựa tái chế với chi phí chỉ 300 đôla Đài Loan. “Những chai nhựa được chế tạo thành loại gạch có thể chống lại động đất, bão và hỏa hoạn trong khi mang lại cho tòa nhà ánh sáng tự nhiên để tiết kiệm điện”, kiến trúc sư Arthur Huang nói. “Loại gạch này cũng rẻ hơn hẳn những loại nguyên liệu thông thường như gỗ và kính, vì vậy chi phí xây dựng sẽ thấp hơn nhiều”.

Huang nói công ty của ông hiện đang xây dựng một khách sạn hiện đại và một số nhà máy, công trình lớn bằng loại gạch này. “Hãy tưởng tượng nếu chúng ta có thể thay thế tất cả các mái nhà thép của mọi tòa nhà ở Đài Bắc bằng loại gạch thay thế này, thành phố của chúng ta sẽ đẹp hơn nhiều”.

                                                                                      Theo Dantri

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục