Ngày 2-11, nước Mỹ tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ. Các cuộc thăm dò ngay trước khi phòng phiếu mở cửa đều báo trước đảng Dân chủ của Tổng thống Barack Obama sẽ nhận “một đòn đau” với nguy cơ mất luôn quyền kiểm soát ở cả Thượng viện.

 

Cử tri Mỹ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ.

Đua đến giờ chót

Vài giờ trước khi bắt đầu cuộc bầu cử, cả Con Lừa (biểu tượng của đảng Dân chủ) lẫn Con Voi (biểu tượng của đảng Cộng hòa) đều tiếp tục vận động các cử tri của họ bỏ phiếu cho đảng mình, đặc biệt tại các bang tranh chấp chưa ngã ngũ như Pennsylvania, Nevada, Illinois, Colorado và Washington.

Chủ tịch đảng Cộng hòa Michael Steele tuyên bố, ông “hy vọng vào một bước khởi đầu mới cho người dân Mỹ”. Chắc chắn sẽ có những thay đổi trên hàng ghế lãnh đạo Quốc hội. Nếu đảng Cộng hòa giành thêm ít nhất 39 ghế cần thiết để kiểm soát Hạ viện gồm 435 ghế, Hạ nghị sĩ John Boehner của đảng Cộng hòa sẽ thay bà N.Pelosi làm Chủ tịch Hạ viện. Ngay cả khi đảng Cộng hòa không giành được 10 ghế mà đảng Dân chủ đang kiểm soát để chiếm đa số tại Thượng viện, đảng Dân chủ có lẽ cũng cần một nhà lãnh đạo mới tại cơ quan lập pháp này.

Bên cạnh cuộc bầu cử Quốc hội, nơi đảng Cộng hòa theo thăm dò dư luận có thể giành thêm từ 45 đến 70 ghế, vượt mức cần thiết để kiểm soát Hạ viện, đảng này dự kiến cũng sẽ giành đa số trong cuộc đua quan trọng vào 37 ghế thống đốc bang, tạo lợi thế cho họ trong việc quy hoạch lại các khu vực bầu cử (được thực hiện 10 năm một lần) vào năm 2011.

Thay hai đối thủ của một ván cờ

Theo truyền thống, các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ thường gây khó khăn cho đảng nắm quyền kiểm soát Nhà Trắng. Số ghế bị mất khá lớn đã dẫn đến sự thay đổi quyền lực ở Đồi Capitol 3 lần trong 30 năm qua - năm 1982 dưới thời Ronald Reagan, năm 1994 dưới thời Bill Clinton và 2006 dưới thời G.W.Bush. Đảng Cộng hòa có thể giành thêm 40 ghế mà họ cần để kiểm soát Hạ viện, sau khi đảng Dân chủ giành được 55 ghế trong các năm 2006 và 2008.

Kết quả cuộc bầu cử sẽ có, song câu hỏi đặt ra là nước Mỹ sẽ đi về đâu sau sự kiện chính trị quan trọng này?

Hãng AP ngày 1-11 có bài phân tích tình hình nước Mỹ hiện nay và nhận định: Dù đảng nào chiếm ưu thế trong cuộc bầu cử giữa kỳ này thì mọi sự cũng vẫn không thay đổi. Có thể thấy, nhu cầu thay đổi đã đưa đảng Dân chủ lên cầm quyền trong Quốc hội năm 2006, và 2 năm sau đó đưa ông B.Obama vào Nhà Trắng. Đúng là ông B.Obama cùng các thành viên đảng Dân chủ đã bình ổn nền kinh tế. Tuy nhiên, giải pháp của họ là bơm những khoản tiền khổng lồ vào nền kinh tế, trong khi dân chúng băn khoăn về các khoản vay mượn của chính phủ và gánh nặng nợ nần của liên bang chất lên vai con cháu họ. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên gần 10%. Các vụ tịch biên tài sản, vỡ nợ vẫn tiếp diễn. Đảng Dân chủ đã thông qua kế hoạch cải tổ ngành y tế để đổi mới một hệ thống chắp vá, tốn kém.

Nhà Trắng và đảng Dân chủ đã chế ngự Trung tâm tài chính Phố Wall bằng những quy định mới dành cho các thể chế tài chính lớn, mà sự bất ổn của các thể chế này bị quy là thủ phạm gây ra cuộc suy thoái. Tuy nhiên, Phố Wall vẫn chẳng có gì thay đổi, người ta vẫn phớt lờ những khoản cắt giảm thuế theo lệnh của ông Obama, tập trung vào các khoản cứu trợ cho các ngân hàng, công ty bảo hiểm, các hãng sản xuất xe hơi.

Do sự đối đầu giữa các phe phái từ Đồi Capitol đến Nhà Trắng, nên không đảng nào mang lại được điều mà đất nước muốn. Dân chúng không ưa đảng Dân chủ cũng như đảng Cộng hòa. Uy tín của Quốc hội bị giảm mạnh, lòng tin đối với chính phủ gần như giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Michael Ford, Giám đốc Viện Chính trị thuộc Trường Đại học Xavier, nói: “Khi hỏi dân chúng về giấc mơ nước Mỹ, tất cả đều lo ngại về việc liệu con cháu của họ có phải gánh chịu hậu quả hay không. Mọi thứ không thể trở lại một cách đơn giản bằng cách thay đổi hai đối thủ của một ván cờ. Bầu cử chỉ là một giải pháp mang tính tâm lý, chứ không thực tế”.

 

                                                                                     Theo SGGP

Các tin khác


Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục