Trang mạng WikiLeaks ngày 28.11 đã công khai nội dung của 250.000 văn thư ngoại giao nội bộ của Mỹ cho nhiều tờ báo hàng đầu thế giới, trong đó có nhiều thông tin nhạy cảm về chủ nghĩa khủng bố và vấn đề phổ biến hạt nhân.


d
Di chuyển tù nhân Guantanamo là vấn đề được chính quyền Mỹ quan tâm.

Mỹ và nhiều nước đã kịch liệt lên án hành động này. Các tài liệu của WikiLeaks tiết lộ lần này được cho là liên quan tới quan điểm ngoại giao của Washington trong giai đoạn từ tháng 12.1966 đến hết tháng 2.2010. Dưới đây là một số nội dung đáng chú ý.

Đối phó với Iran

Một số nhà lãnh đạo Arab và các đại diện của họ đã hối thúc Mỹ tiến hành cuộc tấn công vào Iran nhằm chấm dứt chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.

Trong báo cáo về cuộc gặp giữa Đại sứ Saudi Arabia Adel al-Jubeir và tướng Mỹ David Petraeus tại Washington, ông Al-Jubeir cho biết Quốc vương nước này muốn Mỹ “đánh rắn bẹp đầu”, ám chỉ tấn công phủ đầu Iran. Còn Quốc vương Bahrain Hamad bin Isa al-Khalifa đã thúc giục Mỹ phải ngăn chặn Iran “bằng bất cứ phương tiện nào cần thiết”.

Nỗi lo Pakistan

Các bức điện của Bộ Ngoại giao Mỹ cho thấy sự quan ngại của Mỹ về chất liệu phóng xạ tại các nhà máy điện nguyên tử của Pakistan. Mỹ đã muốn chuyển uranium làm giàu ở mức cao khỏi một lò phản ứng nghiên cứu tại Pakistan từ năm 2007. Trong bức điện năm 2009, Đại sứ Mỹ tại Pakistan Anne W.Patterson cho biết Pakistan đã từ chối chuyến thăm của các chuyên gia Mỹ về lĩnh vực này. Bà dẫn lời các quan chức Pakistan cho biết việc “di dời năng lượng trên có thể được hiểu nôm na tại Pakistan rằng “Mỹ đang lấy đi vũ khí nguyên tử của Pakistan”.

Mỹ lo tin tặc từ Trung Quốc

Có những quan ngại từ phía Mỹ về việc Trung Quốc thúc đẩy việc sử dụng giải pháp xâm nhập máy tính, tấn công mạng máy tính. Các báo cáo từ cơ quan ngoại giao Mỹ cho thấy một mạng lưới các tin tặc và các chuyên gia an ninh tư nhân đã được Trung Quốc tuyển dụng từ năm 2002 và họ đã truy cập trái phép vào máy tính của Chính phủ Mỹ cũng như các cơ quan thương mại nước này cũng như các nước đồng minh.

Các kế hoạch về Triều Tiên

Các quan chức Mỹ và Hàn Quốc thường xuyên thảo luận các kế hoạch về một “bán đảo Triều Tiên thống nhất” và việc liệu chính quyền Bình Nhưỡng có nên sụp đổ. Đại sứ Mỹ tại Seoul tuyên bố Hàn Quốc nên cân nhắc việc cung cấp các khuyến khích thương mại cho Trung Quốc nhằm “giúp xoa dịu” những “quan ngại của Bắc Kinh về việc phải sống với một Triều Tiên tái thống nhất”.

Trao đổi tù nhân Guantanamo

Các bức điện tiết lộ về các cuộc thảo luận giữa Mỹ và rất nhiều nước về việc họ có nên nhận những tù nhân được chuyển khỏi căn cứ Guantanamo hay không. Mức đề nghị mà Mỹ đưa ra cho Slovenia là nước này sẽ đón Tổng thống Barack Obama đến thăm nếu nhận một tù nhân, trong lúc Kiribati tại Nam Thái Bình Dương được “khuyến khích” bằng hàng triệu USD nếu đồng ý.

Bình luận về các nhà lãnh đạo thế giới

Các tài liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ còn đề cập đến rất nhiều các nhà lãnh đạo thế giới. Chẳng hạn, một nhà ngoại giao Mỹ tại Roma mô tả Thủ tướng Italia là người “tắc trách, rỗng tuếch và không hiệu quả như một nhà lãnh đạo Châu Âu hiện đại”. Bộ trưởng Hợp tác và quan hệ Quốc tế của Nam Phi thì mô tả Tổng thống Zimbabwe - ông Robert Mugabe - là “một ông già điên rồ”.

Do thám các quan chức LHQ

Trong một bức điện gửi đến các nhân viên ngoại giao Mỹ tại Liên Hợp Quốc năm 2009, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã yêu cầu các nhân viên ngoại giao Mỹ phải tiến hành việc thu thập thông tin tình báo về các quan chức cấp cao của Liên Hợp Quốc, trong đó có Tổng Thư ký.

Theo chỉ đạo của bà Clinton, các nhà ngoại giao Mỹ phải thu thập tiểu sử như tên, địa chỉ, hãng máy bay mà các nhà ngoại giao LHQ thường sử dụng, số thẻ tín dụng, cho tới cả “thông tin sinh trắc học” của họ như vân tay, chữ ký và nhận dạng mống mắt.

Nghị sĩ Mỹ muốn liệt WikiLeaks là tổ chức khủng bố

Ngày 29.11, Chủ tịch Uỷ ban An ninh nội địa Hạ viện Mỹ - ông Peter King - đã yêu cầu chính quyền Mỹ phải quyết định liệu có nên liệt WikiLeaks vào danh sách một tổ chức khủng bố nước ngoài, tương tự như Al-Qaeda hay Aum Shinrikyo - tổ chức đã phóng khí độc sarin vào ga tàu điện ngầm Tokyo. “WikiLeaks rõ ràng đã hội đủ các tiêu chí về một tổ chức khủng bố theo khung pháp luật của Mỹ” - ông King viết trong lá thư gửi lên Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton.

                                                                               Theo Báo Laodong

Các tin khác


Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Vụ sập tòa nhà ở Nam Phi: Lực lượng cứu hộ tìm kiếm xuyên đêm

Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, tối 8/5, chính quyền thành phố George của Nam Phi xác nhận tổng số người thiệt mạng trong vụ sập tòa nhà đang thi công đã lên tăng lên 8 người, sau khi một thi thể được tìm thấy trong đống đổ nát.

Giá dầu thế giới hạ nhiệt nhờ lo ngại về nguồn cung dịu bớt

Giá dầu thế giới chốt phiên 7/5 giảm nhẹ, khi có những dấu hiệu cho thấy lo ngại về nguồn cung dịu bớt, trong khi các nhà giao dịch chuyển hướng chú ý tới số liệu về dự trữ của Mỹ.

Scotland (Anh) có Thủ hiến mới

Chính trị gia kỳ cựu John Swinney ngày 7/5 trở thành Thủ hiến mới của vùng Scotland sau khi được cơ quan lập pháp Scotland (SP) bầu với tỷ lệ 64 phiếu thuận, 57 phiếu chống và 7 phiếu trắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục