ElBaradei, người đoạt giải Nobel và là nhà ngoại giao, có thể phụng sự như một nhân vật đồng thuận đối với phong trào tranh đấu nhằm ráp nối chương trình hành động cho một cuộc chuyển giao quyền lực

 
Nhóm Tình huynh đệ Hồi giáo đầy thế lực của Ai Cập và phe đối lập thế tục hôm 30-1 đã tập hợp chung quanh ông Mohamed ElBaradei- người công kích chính phủ hàng đầu - để thương thảo với các lực lượng muốn phế truất Tổng thống Hosni Mubarak. Cuộc tập hợp diễn ra khi quân đội  chính phủ cố giữ thủ đô đang chìm trong nỗi sợ và sự hỗn loạn.
 

Tiến sĩ M.ElBaradei cùng tham gia với những người biểu tình tại Quảng trường Giải phóng ở Cairo. Ảnh: NEW YORK TIMES

 
Việc thông báo ông Mohamed ElBaradei sẽ đại diện cho phe đối lập vốn yếu về tổ chức đã định dạng lại cuộc đấu tranh giữa chính quyền của ông Mubarak và cuộc nổi dậy đòi ông từ chức. Theo báo Mỹ The New York Times, mặc dù thiếu sự ủng hộ mạnh mẽ đối với bản thân, tiến sĩ ElBaradei, người đoạt giải Nobel và là nhà ngoại giao, có thể đóng vai trò như một nhân vật đồng thuận đối với phong trào tranh đấu nhằm ráp nối chương trình hành động cho một cuộc chuyển giao quyền lực. Cũng vậy, nó gợi cho thấy rằng phe đối lập quan tâm đến hình ảnh của cuộc nổi dậy ở nước ngoài, đưa ra một ứng viên có thể được phương Tây chấp nhận hơn là trong nước.
 
Trong cảnh hỗn độn kể từ khi cuộc nổi dậy bắt đầu, tiến sĩ ElBaradei đã bất chấp lệnh giới nghiêm của chính phủ và tham gia cùng với hàng ngàn người chống đối ở Quảng trường Giải phóng, một địa điểm đã trở thành tâm chấn của cuộc vùng lên. “Hôm nay, chúng ta tự hào về nhân dân Ai Cập” - ông ElBaradei nói với đám đông đang tràn về phía ông tại một quảng trường được trang trí biểu ngữ kêu gọi ông Mubarak ra đi. “Chúng ta giành lại quyền của chúng ta, tự do của chúng ta và những gì chúng ta bắt đầu là không thể đảo ngược được”. Ông ElBaradei tuyên bố đây là một “kỷ nguyên” mới.
 
Ông ElBaradei cũng chỉ trích chính quyền Obama khi Ngoại trưởng Hillary Clinton phát biểu trên chương trình tin tức Chủ Nhật ở Washington rằng ông Mubarak nên thực hiện một “sự chuyển tiếp trật tự” sang một Ai Cập cởi mở hơn về chính trị, trong khi bà kiềm chế kêu gọi ông ấy từ chức. Sự tiếp cận đó, theo ông ElBaradei, là một “chính sách thất bại” làm xói mòn niềm tin Mỹ. “Với ông Obama, tốt hơn là không cho thấy rằng ông là người cuối cùng nói với Tổng thống Mubarak “đã đến lúc ngài ra đi” - ông ElBaradei nói thêm.
 
Quân đội, thể chế quyền lực nhất của Ai Cập gắn chặt với mọi lĩnh vực đời sống ở đây, đã được tăng cường ở nhiều khu vực của thủ đô Cairo hôm chủ nhật. Quân đội đã huy động đến 100 xe tăng và xe bọc thép ở khu mộ Chiến sĩ Vô danh, nơi Tổng thống Anwar el-Sadat bị ám sát năm 1981.
 
Ông ElBaradei giành Giải Nobel Hòa bình năm 2005 trong vai trò dẫn dắt hoạt động của Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế của Liên Hiệp Quốc. Vẫn chưa rõ ông ElBaradei sẽ là nhân vật đồng thuận với phong trào nổi dậy hay không. Thậm chí ở Quảng trường Giải phóng, phản ứng của đám đông đối với ông ElBaradei còn lẫn lộn khi một số có cảm tình nhưng nhiều người tỏ ra dè dặt tung hô một người dành nhiều thời gian làm việc ở nước ngoài. Mohammed Fayed, kỹ sư, một người ủng hộ trong nhóm Tình huynh đệ Hồi giáo, nói rằng dù  tiến sĩ ElBaradei có thể thay thế ông Mubarak đi nữa, ông ấy cũng không nên ở lại hơn một năm. ElBaradei không sống ở đây và không biết chúng tôi. Chúng tôi cần một lãnh đạo hiểu dân Ai Cập”.
 
Nhưng bất cứ ai kế nhiệm, quân đội vẫn là đòn bẩy trong các biến cố, với sự thừa nhận ngày càng rõ rằng nó chắc chắn sẽ đóng vai trò then chốt trong việc quyết định bản chất của những sự kiện mang tính bước ngoặt.
 
Người biểu tình phát động tổng bãi công
 
Bất chấp lệnh giới nghiêm của chính phủ, hàng ngàn người biểu tình Ai Cập tiếp tục cắm trại tại trung tâm Cairo trong ngày 31-1 - ngày biểu tình thứ 7 - và thề sẽ cố thủ cho đến khi “hạ bệ” được Tổng thống Hosni Mubarak - người mà giới quan sát cho rằng hiện vận mệnh chính trị hoàn toàn phụ thuộc vào quân đội. Những người biểu tình giơ cao biểu ngữ ghi rõ “Quân đội phải lựa chọn giữa đất nước và ông Mubarak”.
 
TTXVN dẫn nguồn tin từ Al Jazeera cho biết những người biểu tình còn phát động cuộc tổng bãi công trong ngày 31-1 và kêu gọi tổ chức cuộc tuần hành lớn vào ngày 1-2 với sự tham gia của hàng triệu người nhằm đánh dấu một tuần nổ ra làn sóng biểu tình lớn chưa từng có chống chính phủ ở Ai Cập, đồng thời xúc tiến một cuộc biểu tình trường kỳ sau đó. Họ tiếp tục bất bình về quyết định của ông Mubarak khi ông bổ nhiệm hai quan chức quân đội làm phó tổng thống và thủ tướng, trong một động thái được cho là nhằm duy trì quyền lực. Trong ngày 31-1, Tổng thống Mubarak cũng đã bổ nhiệm tướng Murad Mowafi làm Giám đốc Cơ quan Tình báo Ai Cập thay ông Omar Suleiman - người vừa nhậm chức phó tổng thống.

 

                                                                                        Theo NLĐ

 

 

Các tin khác


Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Vụ sập tòa nhà ở Nam Phi: Lực lượng cứu hộ tìm kiếm xuyên đêm

Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, tối 8/5, chính quyền thành phố George của Nam Phi xác nhận tổng số người thiệt mạng trong vụ sập tòa nhà đang thi công đã lên tăng lên 8 người, sau khi một thi thể được tìm thấy trong đống đổ nát.

Giá dầu thế giới hạ nhiệt nhờ lo ngại về nguồn cung dịu bớt

Giá dầu thế giới chốt phiên 7/5 giảm nhẹ, khi có những dấu hiệu cho thấy lo ngại về nguồn cung dịu bớt, trong khi các nhà giao dịch chuyển hướng chú ý tới số liệu về dự trữ của Mỹ.

Scotland (Anh) có Thủ hiến mới

Chính trị gia kỳ cựu John Swinney ngày 7/5 trở thành Thủ hiến mới của vùng Scotland sau khi được cơ quan lập pháp Scotland (SP) bầu với tỷ lệ 64 phiếu thuận, 57 phiếu chống và 7 phiếu trắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục