Giá thực phẩm và xăng dầu tăng cao trên khắp thế giới, buộc người dân các nước phải tự xoay xở bằng cách điều chỉnh thói quen và hành vi tiêu dùng. Tiết kiệm đang là thượng sách ở nhiều quốc gia.

Đi chợ thật sớm hoặc thật muộn là cách để nhiều người Trung Quốc mua được thực phẩm giá rẻ - Ảnh: AFP

Giá xăng dầu tăng cao khắp thế giới do giá dầu thô đang ở ngưỡng 100 USD/thùng. Tại Mỹ, giá xăng tuần trước đã tăng thêm 4% lên 3,29 USD/gallon (3,785 lít). Theo Ngân hàng Thế giới, giá lương thực đã tăng qua đỉnh năm 2008, đạt mức kỷ lục mới. Tại châu Á, lạm phát tăng vọt, ở Trung Quốc 5%, Ấn Độ 8%...

Tiết kiệm là thượng sách

Người dân khắp nơi đang phải thắt lưng buộc bụng để chống chọi với tình trạng giá cả tăng cao. Đối với một giáo viên trung học có mức lương không cao như anh Robert Wagner, người Colorado (Mỹ), cách duy nhất là giảm chi. “Gia đình tôi, gồm vợ và hai con, sẽ phải giảm số lượng các bữa tối bên ngoài - Wagner cho biết - Cách tốt nhất là nấu ăn ở nhà sẽ tiết kiệm tiền thực phẩm hơn. Chúng tôi cũng sẽ hạn chế ra rạp xem phim hằng tuần. Chỉ có cách đó thôi”.

Đây cũng là cách của nhiều người dân ở Thiên Tân, Trung Quốc như ông Zhao Zongya. “Khi giá tăng thì giải pháp duy nhất là mua ít đi hoặc ngừng hẳn không mua những thứ không cần thiết” - ông Zhao cho biết. Mới vài tháng trước đây, ông chỉ phải chi 800 nhân dân tệ (120 USD) mỗi tháng để mua thức ăn, nhưng giờ phải chi tới 1.100 nhân dân tệ (165 USD). Giá trứng và táo đã tăng gấp đôi thời gian gần đây, do đó gia đình ông mua ít trứng hơn và ngừng ăn táo. Ông thường đi mua sắm trước khi chợ đóng cửa để có thể mua thức ăn với giá rẻ hơn, bởi người bán thường muốn bán rẻ cho hết. Hoặc ông vào siêu thị buổi sáng sớm để có thể tìm thực phẩm còn sót lại từ hôm trước với giá rẻ hơn. Không ít người quen của ông cũng chọn cách này.

Ở Cairo, Ai Cập, gia đình chị Manju cũng phải hi sinh nhiều món ăn khoái khẩu để tiết kiệm tiền. Chị mua ít hành hơn, mua nhiều rau xanh hơn và không mua thịt bò. “Chúng tôi chả có đủ tiền mà ăn thịt bò, ăn cá rẻ hơn - chị Manju cho biết - Khi có nhiều tiền hơn một chút thì tôi mua thịt gà”...

Ở Mỹ, nhiều người dân cũng giảm bớt mua sắm và tiết kiệm hơn.. Theo khảo sát của trang lovemoney.com, nhiều gia đình ở Mỹ thường xuyên săn lùng hàng giá rẻ ở các siêu thị, chợ và bán những đồ thừa thãi trong nhà trên trang eBay.

Đổi của để dành lấy tiền mặt

Ở Bồ Đào Nha, khủng hoảng tài chính và việc chính phủ cắt giảm lương của nhân viên nhà nước đã đẩy người dân vào một cơn sốt bán của để dành như vàng và đồ trang sức để có tiền mặt chi trả các chi phí thường ngày. Từ thủ đô Lisbon cho đến thành phố miền bắc Porto, hoạt động giao dịch đổi vàng và đồ trang sức bằng vàng lấy đồng euro trở nên cực kỳ sôi động. Apphich ghi dòng chữ “Mua vàng cũ trả tiền mặt” xuất hiện nhan nhản ở các góc phố và trung tâm mua sắm.

Ông chủ tiệm vàng Luis Araujo, 51 tuổi, ở trung tâm thành phố Lisbon, cho biết: “Mọi người liên tục đến và hỏi bán đồ trang sức. Tôi cân và ra giá. Phần lớn đều chấp nhận”. Mức giá ông Araujo đưa ra rất đa dạng, từ 20 euro (27 USD) một chiếc nhẫn vàng cho đến 1.000 euro (1.360 USD) với loại trang sức quý hiếm. “Mọi người đều muốn bán vì nhiều lý do, người thì cần tiền để mua sắm dịp năm mới, người thì phải trang trải cho đám cưới của con trai. Một số cứ mỗi tháng lại đến bán vàng một lần chỉ để trả tiền thuê nhà”.

Ông Luiz Pereira, giám đốc Công ty vàng bạc Ourinvest, cho biết trước khủng hoảng, người Bồ Đào Nha rất thích mua đồ trang sức vàng. Thế nhưng khi phải trải qua một thời kỳ khó khăn, bán vàng và đồ trang sức là cách dễ dàng nhất để có tiền. Ông Pereira cho biết nhiều chủ doanh nghiệp cũng phải bán đồ đạc quý giá để có tiền trả lương cho nhân viên và tái đầu tư. Theo số liệu của Ourinvest, các công ty mua vàng lãi từ 1,5-2 euro (2-2,7 USD) với mỗi gram vàng sau khi nung chảy đồ trang sức, đúc lại thành thỏi và bán ra thị trường quốc tế.

                                                                                     Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Vụ sập tòa nhà ở Nam Phi: Lực lượng cứu hộ tìm kiếm xuyên đêm

Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, tối 8/5, chính quyền thành phố George của Nam Phi xác nhận tổng số người thiệt mạng trong vụ sập tòa nhà đang thi công đã lên tăng lên 8 người, sau khi một thi thể được tìm thấy trong đống đổ nát.

Giá dầu thế giới hạ nhiệt nhờ lo ngại về nguồn cung dịu bớt

Giá dầu thế giới chốt phiên 7/5 giảm nhẹ, khi có những dấu hiệu cho thấy lo ngại về nguồn cung dịu bớt, trong khi các nhà giao dịch chuyển hướng chú ý tới số liệu về dự trữ của Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục