Người dân Kuwait biểu tình trong hòa bình

Người dân Kuwait biểu tình trong hòa bình

Làn sóng biểu tình tại các nước Bắc Phi đang lan sang các nước vùng Vịnh giàu dầu mỏ, trong đó có các nước đang là đồng minh thân cận của Mỹ như Kuwait, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) hay Bahrain... Diễn biến bất ngờ nhất là người dân các nước này yêu cầu Mỹ gây áp lực với các chính phủ mà Mỹ bảo trợ để họ thực hiện cải cách.

 

Các hoàng gia lâu đời bị chỉ trích

Ngày 9-3, hơn 1.000 người biểu tình đã xuống đường kêu gọi thay đổi tại Kuwait. Lực lượng an ninh xuất hiện ở khắp nơi trong khi người biểu tình di chuyển đến các khu vực đặt cơ quan quan trọng của Chính phủ Kuwait. Mặc dù biểu tình trong hòa bình, lực lượng cảnh sát Kuwait vẫn phong tỏa quảng trường trung tâm tại Kuwait và yêu cầu người biểu tình tránh xa các tòa nhà của chính phủ. Al-Soor al-Khames (Lá chắn thứ 5), nhóm biểu tình gồm nhiều thanh niên, đã sử dụng mạng xã hội Twitter để kêu gọi người dân xuống đường biểu tình. Trong khi một nhóm khác có tên Kafi (Quá đủ) kêu gọi người biểu tình tiếp tục tập trung tại khu vực quảng trường trung tâm của thủ đô Kuwait City cho đến khi đạt được kết quả.

Hãng AP cho hay đây là lần đầu tiên người dân tiến hành biểu tình trên quy mô lớn tại Kuwait kể từ khi các “ngày phẫn nộ” xuất hiện ở các nước Arập. Cuộc biểu tình lần này cũng không nằm ngoài mục đích kêu gọi Thủ tướng Al Sabah, cháu của Quốc vương Kuwait ra đi và cải cách Hiến pháp giúp người dân được hưởng nhiều quyền lợi chính đáng hơn. Ahmed al-Khaeid, một nghị sĩ đối lập, cho biết “người dân Kuwait xứng đáng được hưởng nhiều hơn như vậy. Đây không chỉ sự thay đổi một con người mà là thay đổi một lối suy nghĩ”.

Theo giới quan sát, những người biểu tình thực chất muốn phá vỡ kiểu gia đình trị của hoàng tộc đã tồn tại 250 năm ở Kuwait, cũng như tình trạng tham nhũng ở quốc gia này. Trong nội các 16 người hiện nay của Kuwait có đến 6 người là hoàng tộc. Hầu hết họ vào nội các mà không thông qua bầu cử. Những người biểu tình cho rằng Hiến pháp Kuwait (được ban hành từ những năm 1962) cần phải được sửa đổi bởi nó tạo nên một hệ thống chính trị “dân chủ nửa vời”.

Không chỉ có Kuwait, chế độ quân chủ kéo dài 200 năm ở Bahrain cũng đang bị thách thức trước làn sóng biểu tình kéo dài hơn 3 tuần nay. Đầu tuần này họ kéo đến biểu tình trước Đại sứ quán Mỹ ở Manama yêu cầu Mỹ gây áp lực buộc Chính phủ Bahrain cải cách.

Tại UAE, người dân bắt đầu gửi thỉnh cầu tổ chức bầu cử trực tiếp hội đồng quốc gia…

Ngoài ra, Saudi Arabia và Oman cũng đang hết sức lo lắng với những cơn sóng ngầm có thể gây bão tố ở các vương quốc giàu có nhờ dầu mỏ này bất cứ lúc nào.

Chính sách hai mặt của Mỹ

Đến thời điểm hiện tại, Mỹ vẫn chưa lên tiếng về chuyện biểu tình ở Kuwait, UEA. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng chắc chắn Mỹ sẽ không bao giờ lên tiếng ủng hộ người biểu tình ở Kuwait như cách họ đang làm tại Libya bởi Kuwait là đồng minh thân cận của Mỹ.

Với tựa đề “Mỹ lá mặt lá trái với chính sách thay đổi chế độ”, tờ Wall Street Journal (WSJ) của Mỹ nhận định thay vì thúc giục việc lật đổ chế độ ngay lập tức như đã làm với Libya, Mỹ đang kêu gọi người biểu tình từ Bahrain đến Morocco cùng hợp tác với chính phủ các nước này để đàm phán về “thay đổi”. Trong khi tại Libya, Mỹ kêu gọi người dân xuống đường, cung cấp vũ khí cho lực lượng nổi dậy thì tại Bahrain Mỹ phê phán mạnh mẽ người biểu tình ở nước này.

Đại diện của Bahrain và các đồng minh Arập quan trọng của Mỹ đã nhận được thông điệp rõ ràng từ Nhà Trắng, đó là phải phối hợp một cách thận trọng để đẩy lui làn sóng biểu tình. Trong đó có việc tiến hành một số thỏa hiệp với người dân đang nổi giận. Chính phủ Bahrain cho biết chuẩn bị chi 5,32 tỷ USD xây 50.000 ngôi nhà cho người dân để trấn an người biểu tình.

Tại Kuwait, tân Bộ trưởng Nội vụ Kuwait cũng vừa nhậm chức để “hợp với lòng dân”. Vị Bộ trưởng cũ bị cách chức sau khi người dân nước này phản ứng mạnh mẽ việc một người bị tình nghi bán rượu lậu bị đánh chết trong tù…

Tờ WSJ kết luận rằng, phản ứng của Mỹ đối với từng quốc gia rõ ràng phụ thuộc vào lợi ích của đôi bên. Với Mỹ, đó là khu vực vùng Vịnh với trữ lượng dầu mỏ khổng lồ và một chính phủ theo quỹ đạo của Mỹ. Còn với các quốc gia tại vùng Vịnh, đó là sự bảo đảm về ổn định mà Mỹ đem lại từ tiềm năng quân sự hùng mạnh của mình.

 

                                                                                     Theo SGGP

 

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục