Trong khi cả thế giới hoang mang, lo ngại tình huống xấu nhất xảy ra đối với những nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản sau trận động đất kinh hoàng ngày 11-3 thì truyền thông trong nước đã lên tiếng chỉ trích chính phủ khi thông tin sự cố ở các lò phản ứng quá chậm.

 

Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yukio Edano và Giám đốc Cơ quan An toàn công nghiệp và hạt nhân Nhật Bản, ông Bannai trả lời phỏng vấn của hãng tin AFP đều cho biết: “Chúng tôi đã thấy trước khả năng lõi lò phản ứng hạt nhân tan chảy. Tại thời điểm này, chúng tôi chưa thể xác nhận về tình trạng này, nhưng khả năng thì hoàn toàn có thể”.

Tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, nước biển cùng với hóa chất có tác dụng kìm hãm phản ứng hạt nhân dây chuyền tiến triển tiếp tục được bơm vào khoang áp lực xung quanh lò phản ứng để làm lạnh các thanh nhiên liệu. Các chuyên gia hạt nhân của Mỹ cho rằng tình trạng này khiến họ liên tưởng đến khả năng xảy ra thảm họa tương tự vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl (Ukraine).

Tập đoàn Điện lực lớn nhất Nhật Bản Tokyo Electric Power Co (TEPCO) cho biết, các lò phản ứng số 1, 2, 3 nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 cùng các lò phản ứng số 1, 2, 4 nhà máy điện hạt nhân Fukushima-2 đã mất chức năng làm mát. Vì thế, các lò phản ứng này đang trong quá trình tỏa hơi nước mang theo chất phóng xạ để làm giảm áp lực tại lò.

TEPCO cũng cho biết, mức phóng xạ tại lò số 1 của nhà máy Fukushima-1 đã vượt quá mức an toàn cho phép.

Theo Kyodo News một quan chức của Cơ quan An toàn hạt nhân Nhật Bản ngày 13-3 cho biết, đã có 22 người bị phơi nhiễm phóng xạ từ sự cố nổ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Trong khi đó, lực lượng cứu hộ đang di tản khẩn cấp 160 người (trong đó có 60 người cao tuổi) ra khỏi thị trấn Futaba và theo đánh giá, những người này có khả năng bị phơi nhiễm chất phóng xạ.

Tính đến nay, Chính phủ đã ra lệnh di tản tổng cộng 210.000 người trong phạm vi bán kính 20km của 2 nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima (đưa tổng số người được di tản trong vụ thảm họa lên 590.000 người) đến nơi an toàn. 

 

                                                                         Theo SGGP

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục