Ngoại trưởng các quốc gia thuộc khối NATO đã nhóm họp tại Berlin ngày 14.4 để dàn xếp bất đồng liên quan đến chiến dịch không kích tại Libya.

 

Ông Gaddafi ở Tripoli hôm 14.4.
Ông Gaddafi ở Tripoli hôm 14.4.

Hiện có sự chia rẽ trong NATO về sứ mệnh tại Libya, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ và Đức phản đối chiến dịch không kích. Một số thành viên khác bày tỏ sự thận trọng trước khả năng tăng cường tấn công. Trong khi đó, Tổng thống Pháp Sarkozy và Thủ tướng Anh Cameron tại cuộc gặp ở Paris tối 13.4 đã nhất trí thúc đẩy chiến dịch quân sự để buộc ông Gaddafi từ chức. Hiện mới có 6 trên 28 nước thành viên NATO tham gia vào chiến dịch không kích.

Hôm 13.4, máy bay tiêm kích của Mỹ đã tiếp tục các đợt không kích nhằm vào hệ thống phòng không của Libya. Phát ngôn viên Lầu Năm góc - đại tá David Lapan - cho biết, một số lượng máy bay tiêm kích Mỹ đã được đặt dưới quyền chỉ huy của NATO và đang thực hiện việc tấn công các mục tiêu ở Libya.

Ngày 14.4, các nhà lãnh đạo của 5 cường quốc mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc (khối BRICS) đã chỉ trích chiến dịch không kích của NATO xuống Libya trong tuyên bố chung đưa ra sau Hội nghị thượng đỉnh tại Tam Á, Trung Quốc.

Cũng trong ngày 14.4, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cùng đại diện EU Catherine Ashton, người đứng đầu Liên đoàn Arab Amr Moussa và nhiều quan chức khác từ Liên minh Châu Phi đã nhóm họp tại Cairo (Ai Cập) để tìm giải pháp cho cuộc nội chiến tại Libya. Ông Ban Ki-moon cảnh báo, hơn một nửa dân số Libya có thể sẽ cần đến viện trợ nhân đạo do nội chiến kéo dài.

Phe đối lập Libya cho biết, chiến sự vẫn diễn ra căng thẳng và họ đang nỗ lực đàm phán với các quốc gia “bằng hữu” để được trang bị vũ khí. Ngoại trưởng Libya Khaled Kaim cáo buộc Qatar đã cử chuyên gia huấn luyện quân đội và cấp tên lửa chống tăng chế tạo tại Pháp cho lực lượng chống đối. Ông Kaim còn cho rằng các tay súng Hezbollah từ Lebanon cũng đang giúp sức cho phe đối lập Libya.

 

                                                                                  Theo Bao LĐ

Các tin khác


Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục