Một phiên biểu quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về vấn đề châu Phi. Ảnh: AP

Một phiên biểu quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về vấn đề châu Phi. Ảnh: AP

Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc phát biểu mạnh mẽ rằng nếu không cải cách Hội đồng Bảo an, Liên Hiệp Quốc sẽ mất sự tín nhiệm

 

Chính quyền Ý đang tìm kiếm sự ủng hộ rộng rãi về vấn đề mở rộng Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) bằng việc tổ chức một hội nghị tập trung 123 nước thành viên tại Rome hôm 16-5, cảnh báo rằng 4 cường quốc Ấn Độ, Đức, Brazil và Nhật Bản đã quá mệt mỏi trong việc tìm kiếm vị trí thành viên thường trực của cơ quan này.

Theo hãng tin AP, Ý ủng hộ đề xuất của Colombia nhằm tìm kiếm sự đồng thuận giữa các lập trường khác nhau để biến Hội đồng Bảo an trở thành cơ quan dân chủ hơn, mang tính đại diện hơn, minh bạch, hiệu quả và có trách nhiệm hơn. Đại sứ Ý tại LHQ Cesare Maria Ragaglini nói rằng thông điệp đến 4 cường quốc nói trên là con đường hướng về sự đồng thuận. Ngoại trưởng Ý Franco Frattini nói rằng lập trường của Rome linh động và sẽ ủng hộ cho một ghế đại diện mới của Liên hiệp châu Âu (EU) tại Hội đồng Bảo an dù châu lục này đã có 2 thành viên thường trực (Anh và Pháp).

Trung Quốc và Mỹ là 2 trong số 5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an đã đến dự hội nghị lần này. Ả Rập Saudi đã kêu gọi tăng tốc các cuộc thương lượng để hoàn tất việc cải cách các định chế của LHQ, đặc biệt là Hội đồng Bảo an, dẫn chứng rằng những thay đổi của thế giới trong 60 năm qua buộc LHQ phải thay đổi cho phù hợp.

Thông cáo báo chí của LHQ dẫn phát biểu tại hội nghị của Chủ tịch Đại hội đồng Joseph Deiss nói rằng LHQ sẽ mất đi sự tín nhiệm như một diễn đàn thế giới cấp cao nhất nếu các thành viên không thể đồng thuận về quy mô cải cách, quy chế thành viên và cách thức làm việc của Hội đồng Bảo an. Ông đặt vấn đề: “Chẳng lẽ không có cách vượt qua sự chia rẽ và đạt được thỏa thuận cùng có lợi giữa những quốc gia thành viên”. Ông Deiss đặt dấu hỏi phải chăng vấn đề cải cách Hội đồng Bảo an vẫn là việc dễ nản lòng như thường thấy và kêu gọi các quốc gia “thật sự lao vào các cuộc thương lượng và nếu thành công, đó sẽ là điều quan trọng cho tất cả các bên thể hiện một thái độ xây dựng, xác thực và linh động”.

           

                                                                            Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục