Cựu giám đốc IMF hôm nay ra tòa án ở New York, bác bỏ cáo buộc cho rằng ông định cưỡng hiếp một cô hầu phòng. Vụ việc này đã khiến ông mất vị trí có mức lương gần nửa triệu đôla và cơ hội chạy đua làm tổng thống Pháp.

 

Ông bị truy tố với nhiều tội danh, trong đó có âm mưu cưỡng hiếp, lạm dụng tình dục, giữ người trái phép, và phải đối mặt với mức án 25 năm tù nếu bị buộc tội.

Theo mô tả của phòng viên Financial Times, ông Dominique Strauss-Kahn rời căn hộ nơi ông bị giam lỏng sáng nay, tay trong tay người vợ nổi tiếng Anne Sinclair. Strauss-Kahn mặc một bộ vest tối màu. Phía sau ông là một đội quân phóng viên. Một nhóm rất đông các nhân viên khách sạn cũng đi theo, chế giễu ông, họ hét to "xấu hổ chưa" khi ông đến tòa án khu vực Manhattan.

Strauss-Kahn đã từ chức giám đốc IMF hôm 18/5, bốn ngày sau khi bị bắt ở New York, Mỹ, ngay khi máy bay chở ông đang chuẩn bị cất cánh về Pháp. Ông này được tại ngoại sau khi nộp 1 triệu USD bảo lãnh và 5 triệu USD bảo đảm. Vợ ông, Sinclair, một nhà báo nổi tiếng của Pháp đã bay sang sát cánh với chồng. Strauss-Kahn luôn khẳng định mình vô tội kể từ khi bị bắt.

Cô hầu phòng tố cáo rằng vào hôm xảy ra vụ việc, cô vào dọn phòng của Strauss-Kahn, tưởng là trong đó không có người. Tuy nhiên một người đàn ông không mặc quần áo đã từ trong phòng tắm lao ra, buộc cô đến giường ngủ để quan hệ tình dục, và khi cô chống trả thì ông lôi cô vào phòng tắm và buộc cô quan hệ bằng miệng. Hầu phòng nói sau khi thoát được ra ngoài, cô đã báo cho quản lý khách sạn, họ báo cho cảnh sát và tiếp đó cảnh sát tóm ông Strauss-Kahn.

Người hầu phòng trên là một phụ nữ gốc Phi 32 tuổi, có một cô con gái.

Trong phiên lấy lời khai hôm nay, Strauss-Kahn tái khẳng định vô tội. Phiên điều trần tiếp theo sẽ diễn ra vào 18/7, theo AFP.

Luật sư của cô hầu phòng cho biết thân chủ của ông đã phải chịu "một cuộc tấn công tình dục khủng khiếp" của cựu giám đốc IMF, và rằng cô chỉ muốn lấy lại công bằng.

Strauss-Kahn từng được coi là một giám đốc xuất sắc của IMF, có công lớn trong việc khắc phục khủng hoảng kinh tế và nợ công ở châu Âu. Ông cũng từng được cho là ứng viên đầy tiềm năng trong cuộc chạy đua vào ghế tổng thống Pháp năm tới.

 

                                                                               Theo VnExpress

Các tin khác


Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục