Việc phê chuẩn thỏa thuận phân chia biển Barents giải quyết tranh chấp biên giới kéo dài 40 năm qua

 

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Na Uy Jona Gahr Stoere đã ký phê chuẩn một thỏa thuận phân chia Biển Barents giàu tài nguyên dầu khí thuộc Bắc Cực tại Oslo hôm 7-6.

Theo hãng tin AP, thỏa thuận nói trên đã được quốc hội của hai nước phê chuẩn trước đó và sẽ có hiệu lực vào ngày 7-7. Thỏa thuận này phân chia khu vực rộng 175.000 km2  thuộc Bắc Cực thành hai phần hầu như bằng nhau. Nga và Na Uy vốn bất đồng về biên giới ở biển Barents trong thời gian chiến tranh lạnh và các cuộc thương lượng kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991 cũng thất bại cho đến gần đây.
Thỏa thuận phân chia Biển Barents đã được ký kết dưới sự chứng kiến của hai nhà lãnh đạo Nga và Na Uy tại Nga hồi tháng 9-2010. Ảnh: AP
 
Đài BBC dẫn lời các nhà phân tích cho rằng hiện tượng băng tan do sự thay đổi khí hậu toàn cầu đã mở ra đường hàng hải mới ngắn hơn giữa châu Á với Nga và Na Uy, cho thấy khu vực băng giá này dễ tiếp cận hơn. Các công ty dầu khí quốc doanh của cả hai nước đều bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến việc thăm dò nguồn tài nguyên khu vực này. Trên thực tế, Công ty Gazprom của Nga đã cộng tác với Công ty Statoil của Na Uy tại giàn khoan Shtokman, cách bờ biển Nga gần 500 km.
 
Chuyên gia nghiên cứu James Nixey, thành viên của Chương trình Nga và Á-Âu thuộc Tổ chức Chatham House James Nixey, nhận xét: “Lợi ích kinh tế tiềm năng này rất to lớn. Ý nghĩa của thỏa thuận này là sự thừa nhận một cách rộng rãi rằng Bắc Cực sẽ là bối cảnh giao thương trong tương lai và khả năng có xung đột trong tương lai”. Thỏa thuận này lần đầu tiên mở đường cho việc thăm dò tài nguyên ở Bắc Cực.

Theo đánh giá của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ năm 2008, Bắc Cực có trữ lượng khí đốt chiếm khoảng 30% và trữ lượng dầu khoảng 13% của thế giới. Tuy nhiên những ước lượng về tài nguyên chưa khai thác thường không chắc chắn. Nhà phân tích cấp cao thuộc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng toàn cầu Julian Lee nhận xét rằng luôn có khuynh hướng đánh giá cao về trữ lượng tài nguyên nhằm thu hút đầu tư và trên thực tế cần phải có khảo sát cụ thể.

 

                                                                                           Theo NLĐ

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục