Bộ Quốc phòng Mỹ sắp công bố một phần chiến lược mới trong tháng 7 tới, theo đó, bất cứ cuộc tấn công phá hoại nào nhắm vào các hệ thống mạng điện tử Mỹ sẽ bị “đánh trả bằng tên lửa”

 


Giao diện trang web của chương trình truyền hình Mỹ PBS News bị nhóm tin tặc Lulz Security chiếm. Ảnh: E.A
Phần công khai nói trên là 12 trang không đóng dấu mật của một tài liệu mật dày 30 trang của Bộ Quốc phòng Mỹ. Theo đó, bộ sẽ áp dụng Luật Xung đột vũ trang vào lĩnh vực không gian máy tính. Theo quan điểm mới của Lầu Năm Góc, những cuộc tấn công vào các hệ thống mạng chiến lược của Mỹ xuất phát từ một nước sẽ được coi là một hành động khiêu chiến và Mỹ sẽ giành quyền đánh trả nước đó bằng sức mạnh quân sự hùng mạnh của mình.

Sẽ trị bằng tên lửa

Nhật báo The Wall Street Journal (WSJ), tờ báo đầu tiên tiết lộ bí mật nói trên, ngày 31-5 vừa qua, dẫn lời một quan chức giấu tên: “Nếu quý vị đánh sập mạng lưới điện của chúng tôi, có thể chúng tôi sẽ đáp trả bằng những quả tên lửa đánh thẳng vào ống khói nhà máy của quý vị”.

Cơ sở để các chiến lược gia Mỹ đi đến kết luận trên là những cuộc tấn công mạng tinh vi trên diện rộng gây tổn thất nghiêm trọng về mặt chiến lược  đòi hỏi phải có nguồn tài nguyên cấp chính phủ vì cá nhân hay một nhóm tin tặc không thể làm chuyện đó. Ví dụ, để đánh sập cả mạng lưới điện, trong đó có các nhà máy điện hạt nhân, làm tê liệt cả nước Mỹ, chắc chắn có bàn tay của nhà nước.

Nói cứng như vậy, nhưng theo tờ WSJ, mục tiêu trước mắt của Mỹ là răn đe các nước đừng dại dột dùng tin tặc (hacker) tấn công các hệ thống máy tính của Mỹ chứ không phải trường hợp nào cũng sử dụng sức mạnh quân sự bởi xác định được “địch” là nước nào không dễ. Mặt khác, các chuyên gia cũng cần làm rõ loại tấn công nào gây ra những tổn thất cụ thể cỡ nào thì mới đáng dùng sức mạnh quân sự.

Tin tặc Trung Quốc là nghi can chính trong vụ tấn công mạng Công ty Lockheed Martin. Ảnh: Reuters

Chiến lược răn đe mới

Bối cảnh ra đời của chiến lược mới nói trên là, theo tài liệu mô tả, theo nhận thức của các nhà quân sự, nước Mỹ hãy còn chậm chạp trong việc xây dựng lực lượng phòng thủ chống những cuộc tấn công của tin tặc, trong khi cơ sở hạ tầng quân sự và dân sự Mỹ ngày càng phụ thuộc vào internet.

Tờ The New York Times cho biết thêm chiến lược mới của Lầu Năm Góc thật ra đã được thảo luận giữa các quan chức Nhà Trắng và giới quân sự cách đây mấy năm. Dựa theo mô hình chiến lược răn đe hạt nhân của Mỹ hồi thập niên 1950, các nhà chiến lược cho rằng  những cuộc tấn công mạng có thể coi như một hành động gây hấn nếu nó đe dọa sinh mạng dân chúng trên diện rộng, ví dụ như đánh sập mạng lưới điện hay mạng lưới cấp cứu của các bệnh viện. Do đó, Mỹ cần một chiến lược răn đe mới, lần này trong lĩnh vực không gian máy tính.

Travis Sharp, chuyên gia về an ninh mạng thuộc Trung tâm An ninh Mỹ Mới (CNAS), cho biết các hệ thống mạng của Chính phủ Mỹ mỗi giờ bị virus máy tính và tin tặc tấn công cả trăm ngàn lần. Theo ông Sharp, các nước thù địch và đối thủ cạnh tranh với Mỹ - từ Al-Qaeda đến Trung Quốc và Nga – đã tăng cường những vụ tấn công mạng nhắm vào những mục tiêu nhạy cảm.

Trong  18 tháng qua, Al-Qaeda rất quan tâm đến hình thức tấn công khủng bố Mỹ qua mạng những cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ, đặc biệt là mạng lưới điện và hệ thống cung cấp nước. Những cuộc tấn công như vậy nằm trong tầm tay của các tổ chức khủng bố.

“Họ chẳng cần chế tạo virus tại nhà mà chỉ cần tải xuống miễn phí từ internet một chương trình tấn công mạng hoặc bỏ ra 250.000 USD mua một chương trình tinh vi hơn” - ông Sharp nhấn mạnh.

Washington lo ngại

Đáng chú ý là tin tặc nhắm vào cơ quan quân sự và an ninh ngày càng nhiều. Năm ngoái, mạng Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ từng bị virus ẩn trong ổ cứng di động (USB) tấn công, tê liệt một thời gian ngắn. Từ đầu năm đến nay, một loạt cơ quan an ninh, quân sự Mỹ đã bị tin tặc tấn công tuy chưa gây thiệt hại nghiêm trọng nhưng cũng đủ để làm Nhà Trắng và Bộ Quốc phòng Mỹ ăn không ngon, ngủ không yên.

Tháng 3 vừa qua, tin tặc đã đột nhập mạng của RSA’s SecurIDs - một công ty an ninh mạng nức tiếng của Mỹ - ăn cắp khóa điện tử. Một tháng sau, tin tặc đã dùng các khóa này để tấn công hệ thống mạng của nhà thầu quân sự Lockheed Martin, nhà cung cấp vũ khí và công nghệ thông tin số 1 cho Lầu Năm Góc. Sự cố này buộc RSA’s SecurID phải thay thế gần 40 triệu thẻ SecuriID cho khách hàng nhưng không thể xóa tan mối nghi ngờ về danh tiếng của công ty.

Hồi đầu tháng này, Lulz Security - một nhóm tin tặc ẩn danh chuyên tấn công các mạng mắc nhiều lỗi an ninh để “mua vui”- đánh cắp 180 mật khẩu của các thành viên InfraGard, một tổ chức tư nhân trao đổi thông tin về khủng bố, tình báo, tội phạm và an ninh nói chung với FBI (Cảnh sát Liên bang Mỹ). Sau đó, trang web của tổ chức tin tặc này đăng toàn bộ mật khẩu vừa kể.

Những vụ việc kể trên – chưa kể những vụ khác cũng nổi đình nổi đám liên quan đến các mạng phi quân sự như Google, PBS, Sony, Nintendo... - khiến Washington lo ngại thật sự.

 

                                                                                           Theo NLĐ

Các tin khác


Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục