Nguồn tiền mặt của tổ chức khủng bố quốc tế này đang cạn kiệt dần

 
Các giới chức Mỹ cho biết Al-Qaeda ở Pakistan đã chuyển sang hoạt động bắt cóc đòi tiền chuộc để bù đắp vào nguồn tiền mặt đang thu hẹp lại. Các tài liệu thu được từ nơi ẩn trốn của Osama Bin Laden cũng khẳng định điều đó.
 
Những chiến binh Al-Qaeda nhí.- Ảnh: AP
 
Phía Mỹ không nêu chi tiết vai trò của Al-Qaeda trong các tội ác chuyên biệt. Thế nhưng, theo thực tế đã xảy ra lâu nay, Al-Qaeda ở Pakistan đã nhắm vào các nhà ngoại giao, khách du lịch và thương gia.
 
Như vậy, ngay cả khi sống biệt lập đằng sau bốn bức tường cao ở Abbottabad, Pakistan, Bin Laden vẫn tiếp tục tính toán cách để mạng lưới khủng bố của y kiếm tiền.
 
Hiện nay, các chuyên gia ở Trung tâm Chống khủng bố quốc gia của CIA, Bộ Tài chính, FBI và quân đội đang cố tìm hiểu thêm từ các tài liệu phát hiện được về nguồn tài chính của Al-Qaeda và ảnh hưởng của cái chết của Bin Laden đối với tương lai tài chính của tổ chức này. Họ hy vọng sẽ xác định được các nhà tài trợ quan trọng của Al-Qaeda, đặc biệt là các nhân vật giàu có ở Vịnh Persic.
John Solecki, giới chức Liên Hiệp Quốc người Mỹ, đã bị bắt cóc ở Pakistan hồi tháng 2-2009.-Ảnh: “AP

Các nhà phân tích đang kiểm tra danh sách liệt kê các con số được phát hiện trong các tài liệu của Bin Laden. Họ hy vọng sẽ tìm được các số tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng hoặc các sổ cái miêu tả các cột trụ về tài chính của mạng lưới Al-Qaeda.
 
Trước đây, ở bên trong Pakistan, thủ lĩnh Al-Qaeda hiếm khi công khai bênh vực việc bắt cóc tống tiền. Y cũng không ủng hộ sử dụng chiêu này như một nguồn cung cấp tài chính. Theo truyền thống, tổ chức Al-Qaeda dựa vào sự tài trợ thông qua kênh những người đưa tin và các hoạt động đổi tiền.
 
Vào thời điểm xảy ra vụ tấn công 11-9-2001, mạng lưới này kiếm được 30 triệu USD mỗi năm. Thế nhưng, theo hạ nghị sĩ Dutch Ruppersberger, Ủy ban Tình báo của hạ viện Mỹ, dòng tiền này đã bị siết chặt lại.
 
 
 
                                                                                            Theo NLĐ

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục